Tỷ suất lợi nhuận

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 113 - 118)

I. Phân tích chi phí sản xuất 1) Khái niệm và phân loạ

b)Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu; phản ánh một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận x 100

Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu = Lợi nhuận thuần x 100 Doanh thu

Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu = Lãi gộp x 100 Doanh thu

4.2.3. Phân tích lợi nhuận

4.2.3.1. Phân tích khái quát lợi nhuận

Tài liệu dùng để phân tích chung lợi là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp (Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...).

Ðể phân tích lợi nhuậ n căn cứ vào báo cáo, ta có thể so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối l ợi nhuận củ a các năm liền nhau để th ấy được m ức độ gia tăng lợi nhuận. Ta có thể đánh giá s ự thay đổi cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp. Ðồng thời cũng có thể so sánh t ỷ suất lợi nhuận trong doanh thu, cũng như so sánh sự thay đổi của doanh thu và lợi nhuận qua các năm. Ngoài ra từ mẫu báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh hoặc từ một số báo cáo thu nhập tổng hợp có thể nghiên cứu được sự thay đổi khối lượng và tỷ trọng lợi nhuận phân theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh để thấy được sức mạnh và lợi nhuận chính của DN.

Ví dụ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của một như sau:

Bảng 34: Bảng phân tích chung lợi nhuận của doanh nghiệp

Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch

Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng (tr.đ) % Mức %

(tr.đ) 1/ L.N từ 83.000 99.64 84.000 99.40 1000 1.2 HÐKD Mặt hàng A 47.000 56.63 47.500 56.55 500 B 22.50 27.10 22.000 26.19 -500 C 9.500 11.45 10.000 11.90 500 D 4.000 4.82 4.500 5.36 500 2/ LN từ HÐTC 300 0.36 400 0.47 400 0.12 3/ LN từ HÐBT 100 0.13 100 0.12 Tổng lợi 83.300 100.00 84.500 100.0 1.200 1.44 nhuận 0

Qua phân tích ta thấy tổng lợi nhuận năm 2004 so với năm 2003 tăng 1.200 trđ. Kết quả ở bảng trên cho thấy lợi nhuận các lĩnh vực đều tăng so với năm trước nhưng mức tăng đối với từng loại hoạt động đều có khác nhau. Lãi thu t ừ hoạt động kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng tỷ trọng đó lại giảm dần qua 2 năm, còn tỷ trọng từ hoạt động tài chính đã tăng lên đánh kể. Sự thay đổi như thế này rất đáng được nhà quả trị qua tâm. Ðể đi sâu phân tích, ta có thể lập bảng phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận chung của cả DN cũng như của toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra đối vớ i từng loạ i hoạt động kinh doanh ta có thể lập bảng mức tăng doanh thu và tăng lợi nhuận và dựa vào tỷ trọng lãi trong doanh thu.

4.2.3.2. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm các nhân tố khách quan cũng như nhóm nhân tố chủ quan. Các nhà đầu tư và các nhà quản trị bao giờ cũng quan tâm đến các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận kinh doanh.

Có thể phân chia các nhân tố tác động tới lợi nhuận một DN thành 3 nhóm gồm:

Mở rộng thị trường hàng hoá. Giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện tổ chức kinh doanh.

Mỗi nhóm nhân tố bao gồm rất nhiều các nhân tố khác nhau. Trong số các nhân tố này, có rất nhiều nhân tố định tính. Chỉ có các nhân tố định lượng mới có thể xác định được mức tác động đến lợi nhuận.

đây chúng ta chỉ xem xét một số nhân tố chủ yếu thuộc nhóm định lượng có thể xác định được.

+ Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ:

Lợi nhuận của doanh nghi ệp có m ối tương quan hầu như tỷ lệ thuận vớ i khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ. Khi giá cả ổn định, khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ là nhân t ố quan trọng nhất để tăng lợi nhuận. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tác động trực tiếp và gián tiếp (thông qua chỉ tiêu tỷ trọng phí).

+ Giá tiêu thụ SP hàng hoá:

Tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp một cách trực tiếp. + Tiền công lao động, nguyên vật liệu:

Tiền công lao động và giá nguyên v ật liệu là những yếu tố quan trọng trong giá thành sản phẩm (hoặc trong chi phí hàng bán). Ðơn giá công lao động và nguyên vật liệu có ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp thương mại. Giá nguyên vật liệu tăng thông thường dẫn đến giá thành sản phẩm tăng. Lúc đó giá bán sản phẩm không thay đổi thì lợi nhuận trên một sản phẩm hàng hoá sẽ bị giảm. Nếu trong thành phần giá bán sản phẩm hàng hoá, tỷ lệ lãi được quy định trước, ví dụ 10% giá bán; lúc đó giá nguyên vật liệu tăng làm tổng lợi nhuận thu được trên một sản phẩm sẽ tăng.

+ Chi phí bình quân:

Chi phí bình quân trên một sản phẩm hàng hoá (AC) hoặc trên m ột đồng doanh thu có tác động ngược chiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chi phí bình quân tăng thì lợi nhuận sẽ bị giảm và ngược lại, nếu chi phí bình quân giảm thì lợi nhuận tăng. Trong cơ chế thị trường, giảm mức chi phí bình quân của m ỗi loại sản phẩm hàng hoá cũng như toàn doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong chiến lược cạnh tranh về giá. Chi phí bình quân thấp hơn có thể áp dụng giá bán thấp hơn, nhưng lợi nhuận thu được không thấp hơn.

+ Chi phí biên, thu nhập biên:

Có liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Người ta đã chứng minh được rằng lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp đạt được ở điểm tại đó chi phí biên bằng với thu nhập biên. Nếu giá bán sản phẩm ổn định, thu nhập biên của sản phẩm X bằng với giá bán của sản phẩm X, lợi nhuận tối đa của sản phẩm X đạt được ở mức sản lượng khi chi phí biên của X bằng với giá bán sản phẩm X, tức giới hạn tăng chi phí khả biến là mức giá bán sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ðối với m ọi doanh nghiệp, lợi nhuận tối đa luôn là mục tiêu phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường mọi doanh nghiệp sản xuất không phải

một mà nhiều loại sản phẩm hàng hoá. Nhìn nhận hợp lý chi phí biên, thu nhập biên trong thực tế là một điều cần thiết để đạt được lợi nhuận tối đa.

Lý thuy ết chi phí biên và thu nhập biên cho biết: Ðối với một doanh nghiệp cụ thể, khi khối lượng sản xuất gia tăng thì tổng chi phí gia tăng và chi phí bình quân cũng có thể gia tăng. Như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng khi sự gia tăng khối lượ ng sản xuất kinh doanh làm chi phí tăng ít hơn thu nhập đạt được khi tiêu thụ khối lượng gia tă ng đó, lợi nhuận sẽ giảm nếu mức t ăng chi phí đó tăng nhiều hơn thu nhập t ừ khối lượng gia tăng. Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, khi phát sinh khả n ăng thay đổi khối lượng sản phẩm hàng hoá có thể tiêu thụ; ta chỉ cần so sánh giữa chi phí trực tiếp (hoặ c biến phí) và doanh thu liên quan đến sự thay đổi khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ để rút ra quyết định có nên thay đổi chúng hay không.

4.2.3.3. Phân tích lợi nhuận tiêu thụ

Lợi nhuận tiêu thụ chỉ tiêu được xác định cho những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc người mua chấp nhận trả. Ðây là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tất cả các chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Phần chi phí để sản xuất và tiêu thụ gồm chi phí trong s ản xuất (chi phí sản phẩm), chi phí sản phẩm tính cho khối lượ ng đã tiêu thụ chính là giá vốn hàng bán và chi phí ngoài sản xuất (Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp):

L = D - Gv - Cn

Trong đó ký hiệu: là lợi nhuận; D doanh thu,

Gv là giá vốn hàng bán

Cn chi phí ngoài sản xuất - gồm chi phí bán hàng và quản lý DN Nếu chi tiết cho việc tiêu thụ nhiều loại sản phẩm:

L = ∑ Qi pi - ∑ Qi Gvi - ∑ Qi Cni = ∑ Qi (gi - Gvi - Cni) = ∑Qi li

Qi sản lượng SP i tiêu thụ; pi giá bán đơn vị SP i;

Gvi giá vốn hàng bán đơn vị sản phẩm i, Cni chi phí ngoài sản xuất đơn vị sản phẩm i li là lãi lỗ đơn vị SP i

Phương pháp phân tích:

Thông thường chúng ta tiến hành so sánh lợi nhuận thực tế năm nay với năm trước hoặc cũng có thể so sánh giữa thực tế và kế hoạch để xác định độ chênh lệch lợi nhuận.

+ Ðối tượng phân tích: ΔL = L1 - L0

Lợi nhuận năm nay: L1 = Σ Q1i (g1i - Gv1i - Cn1i) = ΣQ1i.l1i

Lợi nhuận năm trước: Lo = Σ Q0i (g0i - Gv0i - Cn0i) = ΣQ0i l0i

Nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng

Từ chỉ tiêu lợi nhuận được nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể xác định có 3 nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ (L) đó là: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (Q); Kết cấu tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ (K) và lãi lỗ đơn vị sản phẩm tiêu thụ (l). Trong đó, nhân tố lãi lỗ đơn vị sản phẩm tiêu thụ - l- lại chụi ảnh hưởng bởi 3 nhân tố là giá bán đơn vị (p), giá vốn hàng bán (Gv) và chi phí ngoài sản xuất (Cn) đơn vị sản phẩm.

Ðây là những nhân t ố mà chúng có quan hệ với chỉ tiêu lợi nhuậ n theo quan hệ tích, thương, cộng và trừ nên chúng ta có thể sử d ụng phương pháp loại trừ và liên hệ cân đối để lượng hoá ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận.

Ngoài nh ững nhân tố này, trong khi phân tích cũng cần chỉ ra một số nhân tố khác tác động đến lợi nhuận mà chúng ta khó lượng hoá ảnh hưởng của chúng như: Chất lượng sản phẩm, trình độ về công tác tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ; nhu cầu, thị hiếu và mức thu nhập của khách hàng...vv.

Xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận tiêu thụ:

+ Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ (Q):

ΔLQ = L0 x Tt - L0

Trong đó: Tt là tỷ lệ phần trăm hoàn thành khối lượng tiêu thụ: Tt = ΣQ 1i p 0i ×100 ΣQ 0i p 0i

+ Ảnh hưởng nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ (K):

ΔLK = ∑Q1i l0i - L0 Tt

+ Ảnh hưởng nhân tố lãi lỗ đơn vị sản phẩm (l):

ΔLl = L1 - ∑Q1i l0i

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh hưởng nhân tố giá bán đơn vị (p): ΔLp = ∑Q1i ( p1i - p0i )

Ảnh hưởng nhân tố giá vốn hàng bán đơn vị (Gv): ΔLGv = - ∑Q1i (Gv1i -Gv0i)

Ảnh hưởng nhân tố CP ngoài sản xuất đơn vị (Cn): ΔLCn = -∑Q1i (Cn1i - Cn0i)

Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: ΔLQ +ΔLK +ΔLl= ΔL

hoặc: ΔLQ + ΔLK + ΔLp + ΔLGv +ΔLCn=ΔL

Ví dụ: Số liệu thu thập của một doanh nghiệp X về sản xuất và tiêu thụ 4 loại sản phẩm được phản ánh qua Bảng sau:

Bảng 35: Bảng phân tích lợi nhuận tiêu thụ của DN

Sản Khối lượng tiêu Giá bán đơn vị Giá vốn đơn vị Chi phí ngoài s.x

thụ (SP) (1000 đ) s.p (1000) đơn vị (1000) phẩm 2003 2004 2003 2004 2003 2004 2003 2004 A 2.000 2.200 120 126 96 100 14 18 B 1.700 1.500 80 80 68 65 7 9 C 1.200 1.200 75 70 57 57 8 8

Một phần của tài liệu phantichhoatdongkinhdoanh (Trang 113 - 118)