Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu PigProductionVietGAHP (Trang 32 - 34)

chuẩn VietGAHP

Sự thành công hay thất bại của một đơn vị kinh tế nói chung và cơ sở sản xuất nông nghiệp nói riêng, phụ thuộc rất nhiều yếu tố đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Bên cạnh những yếu tố thuộc vấn đề nội lực của hộ, yếu tố mà các hộ có thể tác động trực tiếp để hạn chế những tiêu cực của nó nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực khan hiếm của mình còn có rất nhiều yếu tố khách quan khác tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh mà các hộ không thể nào kiểm soát được, các hộ chỉ có thể thay đổi các phương án sản xuất kinh doanh để hạn chế sự ảnh hưởng đó. Các nhân tố đó bao gồm :

Thứ nhất: Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế. Muốn xây dựng và mở rộng quy mô chăn nuôi hết cần có đất, có một diện tích đất cần thiết và đủ lớn để xây dựng hệ thống chuồng trại, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải. Một trong những quy định trong chăn nuôi theo hướng VietGAHP là trang trại chăn nuôi phải nằm trong khu quy hoạch và cách xa khu dân cư, có đầy đủ hệ thống chuồng trại, kho và hệ thống xử lý chất thải muốn thực hiện được điều này trước hết cần có đất chính vì vậy đất đai là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của trang trại.

Thứ hai: Nguồn lực Vốn và khả năng huy động vốn của hộ. Vốn là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ đơn vị kinh tế nào và đối với các hộ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP lại hết sức cần thiết. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Có vốn các hộ mới có thể mua sắm các các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Có vốn các hộ mới có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị phù hợp để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Người có vốn nhiều sẽ đầu tư một cách tổng thể hơn và nhanh chóng đạt được hiệu quả trong sản xuất,

có khả năng đứng vững trước những biến động thị trường. Những vấn đề liên quan đến vốn như quy mô đầu tư, cơ cấu sử dụng, cơ cấu nguồn vốn, khả năng huy động vốn …. Là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ đơn vị kinh tế nào (Đỗ Kim Chung và CS., 2009).

Ngoài ra, khả năng huy động vốn cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sản xuất kinh doanh của trang trại. Việc huy động vốn phụ thuộc vào khả năng và sự hiểu biết của hộ, các chính sách hỗ trợ vay vốn của nhà nước cũng như của các tổ chức tín dụng.

Thứ ba: Nhóm nhân tố nguồn lao động của hộ. Nguồn nhân lực của hộ là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng, hiệu quả và quy mô sản xuất của hộ. Đặc biệt là tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, năng lực quản lý, trình độ của chủ hộ, quyết định đến việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, khả năng chấp nhận rủi ro, mức độ mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, khả năng phát triển chăn nuôi. Dối với chăn nuôi lợn theo VietGAHP có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với lao động tham gia trong quá trình chăn nuôi về sức khỏe, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ năng ghi chép vì vậy sức khỏe, trình độ người lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc hiệu quả chăn nuôi và khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi (Đỗ Kim Chung và CS., 2009).

Thứ tư: Nhóm nhân tố thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, cầu – cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một nghành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xách định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường với các quy luật cầu- cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất. Thị trường cam ở đây được đề cập tới cả hai yếu tố cầu –cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất cam, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ ngưng trệ.

Thứ năm: Nhóm chính sách của Nhà Nước.

Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt chính sách khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp chăn nuôi lợn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới phát triển chăn nuôi lợn, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản

xuất với nhau để sản xuất phát triển. Bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất, phát huy lợi thế so sánh của vùng; Xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng quy trình; Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên quan tâm đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất cây trồng và có hiệu quả cao (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).

Một phần của tài liệu PigProductionVietGAHP (Trang 32 - 34)