Nhận thức và trình độ người chăn nuôi, cán bộ triển khai VietGAHP

Một phần của tài liệu PigProductionVietGAHP (Trang 79 - 80)

Lao động trong nông nghiệp với phương thức làm ăn tiêu nông là lao động giản đơn nhưng hiện nay trong thời buổi kinh tế hội nhập muốn làm giàu từ nông nghiệp không có cách nào khác là sản xuất hàng hóa, sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh vì vậy đòi hỏi lao động trong các hộ đòi hỏi có kiến thức nhất định để có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp vào sản xuất. Đặc biệt là đối với chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP, đây là tiêu chuẩn chăn nuôi đòi hỏi những quy trình chăm sóc nghiêm ngặt ở từng khâu từ cho ăn, cách chăm sóc, kỹ năng ghi chép …. Không có lao động hoặc lao động thiếu kinh nghiệm là nguyên

nhân hạn chế sự phát triển các ngành kinh tế trong nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi lợn nói riêng.

Hộp 4.1 Nhận thức của hộ về thực hiện một số thao tác trong chăn nuôi

“Thấy người ta bảo khi vào chuồng lợn phải thay quần áo bảo hộ để không mang mầm bệnh vào chuồng lợn, nhưng nhà tôi toàn quên với lại nghĩ chắc không ảnh hưởng gì”. (Bà Trương Thị Bốn ở Diễn Trung)

Nhà tôi vẫn cho lợn ăn thức ăn khi phát hiện bao bì bị chuột hoặc dán cắn vì nghĩ không ảnh hưởng gì tới đàn lợn của gia đình” (Cao Bá Lương- Diễn Trung)

Qua quá trình phân tích trên chúng ta có thể thấy, các hộ chăn nuôi trên địa bàn có trình độ văn hóa hầu hết đã tốt nghiệp cấp II trở lên và gần 100% các hộ chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP đều đã được tham gia từ 2 đến 3 buổi tập huấn với các nội dung kỹ thuật chăn nuôi và kỹ năng ghi chép. Song điều đáng nói ở đây là đang còn tới gần 50% số hộ chưa thực hiện ghi chép quá trình chăn nuôi, các hộ còn lại việc ghi chép chưa đầy đủ và không

đảm bảo việc truy suất nguồn gốc. Trên 70% số hộ không sử dụng đến quần áo bảo hộ lao động được phát vì do thói quen trong chăn nuôi. Điều đặc biệt đáng nói ở đây là trong 42 hộ đang chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP, có nhiều hộ đã tham gia mô hình VietGAHP từ những nằm 2014 song gần 90% các hộ đều cho rằng chất lượng thịt lợn không đảm bảo là do ảnh hưởng của chỉ chất lượng thức ăn công nghiệp, trong khi đó chất lượng thức ăn nông nghiệp, thuốc thú y và chất lượng nước cũng ảnh hưởng không hề nhỏ. Do không nhận thức được tầm quan trọng của các quy trình, thao tác trong quá trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP kết quả là gần như 100% các hộ chăn nuôi VietGAHP trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Ngoài sự hạn chế về nhận thức cũng như trình độ của các hộ chăn nuôi, trong thời gian mới triển khai dự án Lipsap tại Diễn Thọ do cán bộ quản lý VietGAHP tại địa phương hiểu sai nên đã dẫn đến hậu quả là hệ thống chuồng trại được thiết kế và xây dựng sai với tiêu chuẩn đề ra. Khu vực chăn nuôi lợn được thiết kế cùng với các vật nuôi khác trong hộ nhằm tận dụng nguồn phân để xây bể Biogas. Mặt khác, do mỗi xã chỉ có 1 cán bộ khuyến nông kiêm nghiệm phụ trách VietGAHP nên công tác kiểm tra, đôn đốc các hộ chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến hiện tượng các hộ quên không ghi chép, lưu trữ hồ sơ để thực hiện việc truy tìm nguồn gốc.

Một phần của tài liệu PigProductionVietGAHP (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w