Yếu tố chính sách

Một phần của tài liệu PigProductionVietGAHP (Trang 77 - 79)

Chính sách của Nhà Nước và của địa phương như chính sách về đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển kinh tế xã hội, cơ chế liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến… là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP ra đời và phát triển. Đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, đất nước đang hội nhập trong khi đó thực phẩm sạch trong nước chưa được chính người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn tiêu dùng.

Bản thân quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (VietGAHP) là chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn. Quyết định này là chính sách mở đầu cho sự hình thành, thúc đẩy phát triển mô hình chăn nuôi VietGAHP trên cả nước nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng. Để đơn giản hóa, Dự án LIPSAP đã xây dựng sổ tay VietGAHP để hướng dẫn các hộ nông dân trong việc thực hành, áp dụng quy trình VietGAHP vào chăn nuôi lợn song theo như đánh giá của các hộ chăn nuôi quy trình gồm 100 tiêu chí nhỏ, trong đó danh mục các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi là tên khoa học khó đọc, khó nhớ hàng năm được bổ sung vì vậy mặc dù đã được tập huấn nhưng các hộ thấy khó hiểu và không thể nhớ hết để áp dụng vào quy trình chăn nuôi của gia đình dẫn đến làm sai, không áp dụng đúng như quy định đề ra. Một số các tiêu chí về nguồn gốc con giống và chất lượng nước, thu gom rác thải, chất lượng nước được đặt ra song các hộ chăn nuôi không thể thực hiện được vì trên địa bàn chưa có khả năng để thực hiện được. Bên cạnh các tiêu chí gây khó dễ cho các hộ, quy trình VietGAHP còn có các tiêu chí về chuồng trại, trang thiết bị được các

hộ chăn nuôi cho rằng không phù hợp với quy mô chăn nuôi nông hộ trên địa bàn (cụ thể xem bảng 4.23).

Bảng 4.23. Các chỉ tiêu trong quy trình VietGAHP gây khó khăn cho các hộ trong quá trình thực hiện

Các chỉ tiêu Lý do

1. Vị trí xây dựng chuồng trại nằm trong vùng quy hoạch Chăn nuôi trong khu dân cư

2.Được thiết kế gồm các khu vực khác nhau Nằm trong khu dân cư, diện tích nhỏ 3. Có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, Hồ sơ tiêm Trên thị trường hiện nay chưa có phòng Vắc – Xin, thuốc điều trị đi kèm khi mua về

4.Phương tiện chuyên dùng để vận chuyển lợn trong trang Cần bỏ vì không cần thiết, chăn nuôi

trại nhỏ lẻ

5. Ghi chi tiết sơ đồ chi tiết đặt bẫy, bả thường xuyên Cần bỏ vì không cần thiết, chăn nuôi nhỏ lẻ

6.Ghi chép và lưu hồ sơ thức ăn hỗn hợp, thức ăn có tự Không cần thiết, nên bỏ, vì không biết trộn, thức ăn trộn thuốc, loại thuốc trộn về liều lượng để làm gì

7.Nguồn nước dùng cho chăn nuôi được kiểm nghiệm Chưa có cơ quan thực hiện

8.Báo cáo ngay với cán bộ khi có lợn chết Vì ít chết, mà chết 1 con thì tự xử lý, chỉ khi đại dịch mới báo thú y 9.Chất thải vô cơ: chai lọ thuốc thú y.. phải được thu gom Trên địa bàn chưa có cơ sở thực hiện

và đưa đi tái chế

10. Sử dụng kháng sinh đúng quy định của Bộ NN&PTNT Tên nước ngoài khó nhớ, dễ nhầm lẫn

Nguồn: Tổng hợp số liệu thảo luận nhóm (2015)

Cũng như nhiều địa phương và lĩnh vực sản xuất khác, hiện nay hầu hết các chính sách hỗ trợ chăn nuôi nói chung ngành chăn nuôi lợn thịt nói riêng đang chỉ tập trung hỗ trợ sản xuất như tiến hành tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ dụng cụ chăn nuôi như: máy bơm nước, máng ăn, máng uống, hỗ trợ vốn để xây dựng chuồng trại, biogas, hỗ trợ quần áo bảo hộ lao động...

Ngoài ra các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, bao tiêu ổn định đầu ra thì đến nay địa phương, bản thân dự án LIPSAP đang bỏ ngỏ và chưa có nhiều hoạt động để thúc đẩy hỗ trợ hộ chăn nuôi tìm đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi của mình. (cụ thể xem bảng 4.24)

Bảng 4.24 Các hỗ trợ trong chăn nuôi các hộ nhận được trong chăn nuôi

Các hỗ trợ % số hộ

1. Kỹ thuật 97,6

2. Dụng cụ chăn nuôi 95,2

3. Vốn 73,8

4. Khác 14,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015) Sự bất cập, không phù hợp trong chính sách đã và đang trở thành yếu tố cản trở quá trình phát triển bền vững, nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP của địa phương Diễn Châu nói riêng và trên cả nước nói chung. Vì vậy trong thời gian tới cần có giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP.

Một phần của tài liệu PigProductionVietGAHP (Trang 77 - 79)