Phát triển kinh tế
Từ khi tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc đã tập trung cụ thể hóa các chính sách phát triển, khai thác thế mạnh và nguồn lực; coi trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo ổn định xã hội, xác định phát triển công nghiệp làm chủ đạo; lấy việc thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp để tạo nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội.
Vĩnh Phúc đã khai thác triệt để các nguồn nội lực của địa phƣơng làm tiền đề cho việc thu hút vốn từ bên ngoài. Rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Có chính sách thu hút đầu tƣ, hỗ trợ các nhà đầu tƣ trong việc giải phóng mặt bằng; quy hoạch, xây dựng, phát triển các cụm, khu công nghiệp... Nhằm thu hút đầu tƣ với tốc độ cao, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong phê duyệt các dự án đầu tƣ, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, giới thiệu rộng rãi các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt là quan tâm giải quyết đất dịch vụ, đất giãn dân, đào tạo lao động, giải quyết việc làm để ổn định xã hội, tạo thuận lợi cho giải phóng mặt bằng thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế.
Nhờ những chính sách đúng, giải pháp đồng bộ, từ năm 2000 - 2013, kinh tế Vĩnh Phúc đã có bƣớc chuyển vƣợt bậc và toàn diện. Tốc độ tăng trƣởng của tỉnh bình quân từ 1997- tháng 6/2013 luôn ở mức cao, bình quân 17,2%/năm (Nguồn dữ liệu Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Vĩnh Phúc). Sản xuất công nghiệp luôn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao, nhất là khu vực kinh tế doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp tƣ nhân. Sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến quan trọng, sản xuât nông nghiệp hàng hóa đƣợc đẩy mạnh; tăng hiệu quả sản xuất, thu nhập/ha. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hƣớng, nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi mới cùng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đƣợc áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh.
Chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp.
Nhìn tổng thể, Vĩnh Phúc là địa phƣơng phát triển mạnh về công nghiệp, với tỷ trọng khá lớn trong GDP hằng năm (chiếm hơn 50%). Công nghiệp phụ trợ cũng mới đƣợc hình thành, trong đó tập trung vào ba ngành lớn: cơ khí, điện tử - tin học và ô-tô, xe máy, chiếm hơn 10% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên, ngoài các sản phẩm công nghiệp phụ trợ đáp ứng cho ngành công nghiệp mô- tô, xe máy, thì những lĩnh vực cơ khí chế tạo, ô-tô, điện tử - tin học mới chỉ dừng lại ở một vài sản phẩm linh kiện đơn giản nhƣ ăng-ten, ắc-quy, chắn bùn, tấm che nắng... Sự kém phong phú về chủng loại sản phẩm công nghiệp phụ trợ đã ảnh hƣởng đến việc thu hút các nhà đầu tƣ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, cũng nhƣ ảnh hƣởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm do phải nhập khẩu chi tiết, linh kiện, nguyên liệu với chi phí cao. Cụ thể, trong nhiều năm qua, nhập siêu ở Vĩnh Phúc luôn ở mức cao hơn một tỷ USD, riêng chín tháng năm 2012, nhập siêu là 1,130 tỷ USD. Nhập siêu tập trung ở khu vực các doanh nghiệp có vốn FDI, chiếm tỷ trọng hơn 95% tổng kim ngạch nhập khẩu, bao gồm máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu cho sản xuất. Nhiều ngành công nghiệp của doanh nghiệp FDI nhƣ ô tô, xe máy, hàng điện tử... tuy có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhƣng lại phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hàng nhập khẩu nên tạo ra giá trị gia tăng thấp.
Trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng với nhịp độ khoảng 22,1%/năm, sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 6,7%/năm và các ngành dịch vụ tăng 11,8%/năm. Sự tăng trƣởng trên giúp Vĩnh Phúc có tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, năm 1997 đạt 114 tỷ đồng, năm 2000, 669 tỷ đồng; năm 2005, 3.162,2 tỷ đồng; năm 2008, 10.000 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt trên 15.300 tỷ đồng. Năm 2011, thu ngân sách đạt 16.714 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 11.366 tỷ đồng.Có thể nói, sau khi tái lập
tỉnh, từ một tỉnh thuần nông, đến nay, trong cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc đã phát triển theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp (năm 2011, công nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng 85,5%; nông nghiệp chỉ còn 15,5%).
So với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hiện Vĩnh Phúc là tỉnh có mức tăng trƣởng cao nhất và là địa phƣơng có tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, tổng thu ngân sách và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khá cao, chỉ đứng sau Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. (thu nội địa năm 2010 chỉ đứng sau Hà Nội). Đồng thời để chuẩn bị cho phát triển kinh tế - xã hội theo chiều sâu, Vĩnh Phúc đã quan tâm và đầu tƣ một cách bài bản cho xây dựng quy hoạch tổng thể của tỉnh và từng ngành, lĩnh vực. Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt năm 2011, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch vùng đô thị đƣợc đầu tƣ xây dựng; quy hoạch nông thôn mới của 112 xã đã hoàn thành trong năm 2011.
Kết cấu hạ tầng Giao thông
Tuyến đƣờng bộ: Có các tuyến Quốc lộ chạy qua nhƣ: Quốc lộ 2A ( Hà Nội - Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23., Đƣờng cao tốc xuyên Á Cảng Cái Lân - Nội Bài - Vĩnh Phúc - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) đã đựơc khởi công xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài trên 40km;
Tuyến đƣờng sắt: Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội;
Giao thông đƣờng thuỷ: Phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý, kinh tế; tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc.
Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đƣa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của Quốc gia và Quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Quốc lộ 2 lên Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc; hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội...; Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang đƣợc đầu tƣ hiện đại là những tuyên chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nƣớc và quốc tế.
Về năng lƣợng:
Trên địa bàn tỉnh có 1 trạm 220KV ở Vĩnh Yên và 5 trạm 110KV ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lập Thạch, Thiện Kế và Vĩnh Tƣờng. Trong phạm vi lõi đô thị Vĩnh Phúc tất cả các trạm điện trên đều có liên quan
Về cấp nƣớc:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 nhà máy cấp nƣớc phục vụ vùng lõi đô thị với tổng công suất là 47.000 m3/ngày đêm,
Về thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng:
Các tuyến tiêu thoát nƣớc chính, hệ thống xử lý nƣớc thải khu vực lõi
đô thị, nhà máy xử lý rác thải. Thông tin viễn thông:
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ điện thoại cố định: Viễn thông Vĩnh Phúc, Viễn thông Quân đội (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến). Hệ thống tuyến cáp và công trình đầu mối thông tin, viễn thông.