tới
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của tỉnh: Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nƣớc; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trƣờng đƣợc bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; hƣớng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.
Với chủ trƣơng phát triển trong tƣơng lai nhƣ trên và vị trí quan trọng của vốn đầu tƣ đối với tăng trƣởng tại Việt Nam nhƣ hiện nay thì trong giai đoạn phát triển tiếp theo của tỉnh, nguồn vốn FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy phải xác định các quan điểm định hƣớng hoạt động thu hút FDI để đảm bảo sự phát triển của tỉnh một cách bền vững và đạt đƣợc các mục tiêu phát triển đã đề ra.
4.1.2.1. Quan điểm chủ yếu đối với hoạt động thu hút FDI tại Vĩnh Phúc
Trong quá trình xây dựng quan điểm về định hƣớng thu hút FDI vào Vĩnh Phúc, phải xác định một cách đúng đắn về vị trí, vai trò và sự phát triển của địa phƣơng trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của cả nƣớc và trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc để từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi lựa chọn tỉnh là địa điểm đầu tƣ. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành Trung ƣơng đẩy nhanh việc xây dựng phát triển Vĩnh Phúc trong mối liên kết chặt chẽ với các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, văn hóa xã hội của tỉnh nhƣ hệ thống giao thông, hạ tầng phân khu công nghiệp, trƣờng học,
trƣờng đào tạo nghề, bệnh viện, trung tâm văn hóa thể thao.
Trong chiến lƣợc phát triển dài hạn, sự phát triển ngành nghề và mục tiêu tăng trƣởng kinh tế luôn đƣợc ƣu tiên xác định rõ ràng dựa trên căn cứ vào lợi thế và tiềm năng của Vĩnh Phúc và trên cơ sở đó sẽ tiến tới xây dựng các quy hoạch phát triển, chính sách và các giải pháp cụ thể khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh nhằm tăng khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI.
4.1.2.2. Các quan điểm đổi mới giải pháp thu hút FDI tại Vĩnh Phúc
Việc xây dựng những giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tƣ tại Vĩnh Phúc cần quán triệt các quan điểm cụ thể sau:
Quan điểm hài hòa các lợi ích và mục tiêu:
Đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi tiến hành đầu tƣ luôn đặt mục tiêu đạt hiệu quả về kinh tế và do đó các dự án đầu tƣ sẽ tiến hành nghiên cứu cụ thể với các kế hoạch thực hiện sao cho các mục tiêu này có tính khả thi. Trong khi đó, đối với Vĩnh Phúc việc đón nhận dòng vốn đầu tƣ FDI lại đƣợc đánh giá gắn liền đến hiệu quả kinh tế xã hội mà các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài này tạo ra cũng nhƣ là những đóng góp của FDI vào mục tiêu phát triển chung đã đặt ra khi kêu gọi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy để lợi ích của các nhà đầu tƣ cùng song hành với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì cần phải có một sự hài hòa giữa các lợi ích này nhằm tạo một động lực thúc đẩy sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tƣ và tạo ra đƣợc một sức cạnh tranh trong thu hút FDI của tỉnh.
Quan điểm thống nhất các chính sách và giải pháp:
Hiệu quả hoạt động thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là kết quả của nhiều biện pháp tổng hợp theo các mục tiêu đề ra, vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động này cần có quan điểm thống nhất trong quá trình đề xuất các chính sách và giải pháp. Chỉ khi thực hiện xây dựng các chính sách ƣu đãi và quy
hoạch đầu tƣ của vùng cũng nhƣ các giải pháp đi kèm một cách đồng bộ và nhất quán thì khi đó những chính sách và giải pháp này mới thực sự thu hút các nhà đầu tƣ và tạo đƣợc sự an tâm khi lựa chọn địa điểm và lĩnh vự đầu tƣ. Cơ chế ƣu đãi và quy chế hoạt động đƣợc áp dụng tại tỉnh phải thực sự thể hiện quan điểm mở cửa, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài yên tâm đầu tƣ vào phát triển sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tạo một môi trƣờng tự do thông thoáng cho các hoạt động mậu dịch quốc tế trong khuôn khổ pháp lý hiện hành.
Quan điểm đổi mới các biện pháp thực hiện:
Để thu hút một cách hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài này, bên cạnh các chính sách và những gói giải pháp thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, sự hài hòa giữa lợi ích và mục tiêu, tỉnh cần phải xây dựng đƣợc cho mình các biện pháp thực hiện nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra phù hợp với quan điểm và chính sách của nhà nƣớc, điều kiện thực tế của địa phƣơng và đồng hƣớng với xu thế phát triển chung của đất nƣớc và thế giới. Theo đó các quan điểm đổi mới có thể dựa trên các tiêu chí sau:
Hiện đại hóa các biện pháp quản lý và nâng cao trình độ các cấp quản lý nhằm hỗ trợ tối đa các dự án đầu tƣ trên địa bàn đặc biệt trong đó hỗ trợ các dự án có nguồn vốn FDI nhằm cải thiện vị trí thứ hạng của KKT trong bảng tổng sắp đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phƣơng trên cả nƣớc cũng nhƣ trong nhận định đánh giá của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Xây dựng và duy trì một hình ảnh địa phƣơng tiềm năng và năng động, một điểm đến với nhiều ƣu đãi, thuận lợi, phù hợp với các dự án đầu tƣ lớn thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn nhƣ công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, ô tô, xe máy… và tiến hành thực hiện quảng bá rộng rãi về Vĩnh Phúc mới này trên tất cả các kênh thông tin đến nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
Trong quá trình mở rộng mô hình KKT thời gian tới, để hoàn thành mục tiêu các phát triển và là công cụ thực hiện thành công chính sách hƣớng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, BQL có thể áp dụng các ƣu đãi khuyến khích sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ làm đối trọng tăng khả năng thu hút các dự án đầu tƣ FDI quy mô lớn và sử dụng công nghệ nguồn.
Những quan điểm trên phải đƣợc xem xét trong một chỉnh thể thống nhất khi đề ra các phƣơng hƣớng và biện pháp nhằm nâng cao hoạt động thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong điều kiện mới hiện nay.
4.2. Các giải pháp nâng cao khả năng thúc đẩy thu hút vốn đầu tƣ trựctiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2020