Mặt tích cực:

Một phần của tài liệu 00050008235 (Trang 89 - 93)

 Về kinh tế:

tỉnh Vĩnh Phúc trong hơn một thập kỷ vừa qua. Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp trung bình qua các giai đoạn chiếm trên 80%; đóng góp vào thu ngân sách chiếm 80 - 85%; đóng góp vào giá trị xuất khẩu chiếm từ 85 - 90%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 1997 - 2014 đạt 14.7%/năm, trong đó: giai đoạn 2001 - 2005, nhịp độ tăng bình quân đạt 15,02%/năm (cả nƣớc tăng 7,51%/năm); Giai đoạn 2006 - 2010 nhịp độ tăng bình quân đạt 18,0%/năm (cả nƣớc tăng 7,0%/năm). Thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nƣớc. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 xếp thứ 45, từ năm 2007 đến nay xếp thứ 7 cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời năm 1997 chỉ đạt 144 USD, năm 2010 đạt 1.777 USD, năm 2011 đạt 2.045 USD, năm 2015 đạt 3.200 USD (khoảng 70 triệu đồng/ngƣời/năm). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 5.552,2 tỷ đồng năm 2000 lên 43.577 tỷ đồng năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân 22,6%/năm, năm 2011 ƣớc đạt 51,157,5 tỷ đồng.

Năm 2015, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt gần 75 nghìn tỷ đồng, tƣơng đƣơng khoảng 3,2 tỷ USD. Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho nguồn vốn đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn ĐTNN vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên 39,9% năm 2011 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế; Giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 17,7%.

Đầu tƣ trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong giai đoạn 2005 - 2015 ngành công nghiệp - xây dựng phát triển rất mạnh, đặc biệt là công nghiệp đóng vai trò là nền tảng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế của tỉnh, tạo vị thế mới cho công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông Hồng và với cả nƣớc. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng năm 2015 đạt 7.219,4 tỷ đồng, tăng bình quân 20,4%/năm.

Năm 2015, cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng là 62,1%, thƣơng mại - dịch vụ là 28,5% và nông lâm thuỷ sản là 9,4%

Đầu tƣ trực tiếp đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong tỉnh, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ của tỉnh nâng cao chất lƣợng và phát triển nhanh hơn, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, kinh doanh bất động sản...Một số các dự án đô thị dịch vụ, du lịch vui chơi giải trí và du lịch sinh thái lớn đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động kinh doanh nhƣ: khu nghỉ mát Tam Đảo Belvedere, khu danh thắng Tây Thiên, khu du lịch sinh thái Flamingo Đại Lải Resort; khu đô thị, khách sạn và nhà hàng cao cấp Sông Hồng Thủ đô; khu đô thị mới chùa Hà Tiên, khu đô thị sân Golf Nam Đầm Vạc, sân Golf Đại Lải.Trong thời gian tới, các dự án trọng điểm sẽ hoàn thành nhƣ Công viên Quảng trƣờng, Nhà hát thành phố, Khu liên hợp thể thao, Khu du lịch sinh thái vui chơi, giải trí Đầm Vạc, quần thể du lịch vui chơi giải trí Future Land; dự án Trƣờng Đại học Dầu khí và khu đô thị và trƣờng đại học.

Hoạt động của các dự án đầu tƣ trực tiếp giúp tỉnh tiếp cận và mở rộng thị trƣờng quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa; đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong những năm qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI năm 2011 đạt 510,4 triệu USD, tăng 13% so với năm 2010, đến năm 2015, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD đồng thời góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại của tỉnh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo hƣớng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa. Đến nay, tỉnh đã đặt quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, đầu tƣ, thƣơng mại với một số tỉnh của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… nhằm

kịp thời, chủ động thu hút làn sóng đầu tƣ của các quốc gia vào Việt Nam trong thời gian tới; góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tƣơng đối đồng bộ và hiện đại, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

 Về xã hội:

Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn đầu tƣ FDI đã tạo ra việc làm cho trên 42 ngàn lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cƣ, đƣa mức GDP đầu ngƣời tăng lên hàng năm. Hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bƣớc tiếp cận đƣợc với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi đƣợc các phƣơng thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc không ngừng đổi mới công nghệ, phƣơng thức quản lý để nâng cao hơn chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực dịch vụ; đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu, xây dựng thƣơng hiệu, quảng bá hình ảnh, góp phần đƣa hình ảnh của Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng vào thị trƣờng quốc tế. Tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, đẩy nhanh tốc độ mở cửa thƣơng mại.

Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới: Hoạt động của các dự án đầu tƣ trực tiếp giúp tỉnh tiếp cận và mở rộng thị trƣờng quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa; đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kinh ngạch xuất khẩu của tỉnh trong những năm

qua (Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI năm 2011 đạt 510,4 triệu USD, tăng 13% so với năm 2010). Đồng thời góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại của tỉnh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo hƣớng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa. Đến nay, tỉnh đã đặt quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, đầu tƣ, thƣơng mại với một số tỉnh của Hàn Quốc, và 6 tháng đầu năm 2012 đã đặt quan hệ hợp tác với một số tỉnh của Nhật Bản nhằm kịp thời, chủ động thu hút đầu tƣ của Nhật Bản vào tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 00050008235 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w