4.1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến luồng vốn FDI thế giới
Yếu tố kinh tế: Mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia có tác động mạnh mẽ đến việc thu hút FDI đặc biệt trình độ quản lý nền kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lƣợng cung cấp các dịch vụ và công nghiệp phụ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có tác động mạnh hơn so với các biện pháp khuyến khích tài chính. Một xu hƣớng hiện nay đó là luồng vốn FDI ngày càng đổ về các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao. Tại các quốc gia này, nhà đầu tƣ sẽ hạn chế đƣợc các chi phí phát sinh ngoài dự kiến cũng nhƣ đƣợc hƣởng các dịch vụ có chất lƣợng cao về
lao động, tài chính, công nghệ và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó do hoạt động M&A xuyên quốc gia tiếp tục sôi động và số lƣợng giao dịch tăng hàng năm trung bình 20% và chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tập trung nhất vào các hoạt động tài chính, viễn thông và bất động sản nên các quốc gia phát triển có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn các quốc gia đang phát triển. Tỷ trọng các giao dịch về dịch vụ trong những năm gần đây đã tăng lên gần 70% tổng vốn thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài toàn cầu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà các nƣớc chậm phát triển trên thế giới hiện nay không có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ về thu hút FDI.
Yếu tố khoa học công nghệ: Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức sẽ là một động lực thúc đẩy hoạt động thu hút FDI trên toàn thế giới. Bởi lẽ một khi công nghệ là chìa khóa phát triển không chỉ ngành công nghiệp mà cả đất nƣớc thì đòi hỏi các quốc gia phải tiến hành thay đổi cơ cấu nền kinh tế của mình theo hƣớng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghệ cao và một trong những biện pháp cơ bản nhất đó là tăng cƣờng thu hút FDI từ các tập đoàn kinh tế lớn - nguồn phát kiến công nghệ của toàn thế giới - để phát triển ngành công nghiệp của mình. Các MNCs ngày càng có xu hƣớng liên minh, liên kết lại với nhau để không những mở rộng thị trƣờng, tiềm lực về vốn mà đặc biệt hơn đó là tăng tiềm lực về công nghệ và kết quả là quy mô các dự án FDI trên toàn cầu có chiều hƣớng tăng lên.
Ngoài sự tác động đến quy mô và tính chất của các dự án FDI trên toàn thế giới, sự phát triển của khoa học công nghệ còn tác động đến sự phân bổ theo địa lý của nguồn vốn này. Một điều có thể dễ nhận thấy là hiện nay có một sự đổi chiều của dòng vốn FDI trên toàn thế giới. Nếu nhƣ ở những thập kỷ 70 của thế kỷ 20, luồng FDI trên thế giới đều xuất phát từ các quốc gia phát triển nơi có nguồn vốn dồi dào, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến
hơn đổ về các quốc gia đang phát triển nơi có nguồn tài nguyên, nguồn lao động phổ thông dồi dào để có thể khai thác các lợi thế so sánh của các quốc gia này nhằm làm giảm giá thành sản xuất và đạt doanh thu tối đa nhờ sản xuất trên quy mô lớn thì đến nay luồng vốn này lại có xu hƣớng quay trở ngƣợc lại về các quốc gia phát triển. Nguyên nhân chính là do những yêu cầu đòi hỏi về một trình độ lực lƣợng sản xuất cao đáp ứng các yêu cầu trong quá trình vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn dẫn đến các công ty tham gia hoạt động trên thị trƣờng quốc tế có thiên hƣớng hoạt động xuyên quốc gia nhiều hơn và tập trung phát triển tính năng công nghệ hiện đại mới cho các sản phẩm. Sự vận động này tác động làm tăng mạnh cầu đối với các lao động có tay nghề cao. Các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam không có sự chuẩn bị trƣớc về lao động có đào tạo đã và đang phải đối mặt với một rào cản rất lớn trong việc thu hút các dự án FDI có quy mô lớn.
Yếu tố luật pháp và chính sách về đầu tư nước ngoài: Đây là một trong những nhân tố tác động đến luồng vốn FDI trên thế giới. Xu hƣớng tự do hóa đầu tƣ đƣợc tiếp tục thể hiện trong các Luật, quy định bao gồm đơn giản hóa thủ tục đầu tƣ, ƣu đãi, giảm thuế và mở hơn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hệ thống luật pháp và các chính sách về đầu tƣ nƣớc ngoài của các quốc gia, đã góp phần tạo nên luồng chảy của nguồn vốn này. Chính sự thông thoáng mở cửa của các quốc gia đã tạo điều kiện cho luồng vốn FDI đƣợc di chuyển qua các quốc gia và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có điều kiện thực hiện các dự án của mình tại các quốc gia này. Bất cứ quốc gia nào có những điều kiện thuận lợi về luật pháp chính sách cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thì nơi đó sẽ thu hút nhiều vốn FDI. Các quốc gia Đông Nam Á đƣợc coi là một hiện tƣợng mới nổi của nền kinh tế toàn cầu đó là bởi họ đã thực hiện cải tổ hệ thống luật pháp, mở rộng hơn nữa các chính sách ƣu đãi nhằm thu hút tối đa FDI. Thu hút FDI vào Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á bằng 20% dòng chảy
đầu tƣ thế giới đặc biệt trong đó là chảy vào khu vực Đông Nam Á.
4.1.1.2. Thu hút FDI của Việt Nam trong bối cảnh mới
Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007 - 2009) gây những khó khăn đáng kể đến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng Việt Nam vẫn giữ đƣợc sự hấp dẫn và khả năng thu hút FDI cao. Để duy trì đƣợc sức hấp dẫn này từ năm 2010 Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục định hƣớng thu hút đầu tƣ có chọn lọc để hƣớng dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn đạt vƣợt kế hoạch về số lƣợng và cả chất lƣợng. Trƣớc diễn biến của luồng vốn FDI thế giới và thực tế của Việt Nam hiện nay là khu vực dịch vụ nhƣ tài chính ngân hàng chƣa thực sự phát triển và rất khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác trong khu vực nhƣ Singapore, Malaysia, Thái Lan do đó định hƣớng thu hút FDI vào lĩnh vực quan trọng nhƣ công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực vẫn là ngành đƣợc định hƣớng tập trung thu hút FDI nhất. Các ngành khác nhận đƣợc sự ƣu tiên tiếp theo là chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuất tiết kiệm năng lƣợng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn. FDI sẽ đƣợc thu hút vào lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải, du lịch, khách sạn..., đầu tƣ cho sản xuất nâng cao chất lƣợng cạnh tranh cho nền kinh tế phát triển bền vững. Bên cạnh việc chọn lọc và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tƣ, thu hút FDI từ 2015 trở đi phải gắn chặt với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế; thu hút FDI hƣớng vào những ngành nghề, sản phẩm cụ thể, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tối đa tiềm năng và hiệu quả của nguồn vốn này; theo đó định hƣớng thu hút FDI nhƣ sau:
Định hướng ngành: Trên cơ sở chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc đến năm 2010 và định hƣớng trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020 cần ƣu tiên thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào các ngành có tác động lớn trên các phƣơng diện nhƣ: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công
nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong đó:
Ngành công nghiệp - xây dựng: Đặc biệt khuyến khích đầu tƣ vào công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học...; chú trọng công nghệ nguồn từ các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Công nghiệp phụ trợ sẽ khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên liệu, phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất trong nƣớc. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trƣờng tiêu thụ.
Ngành dịch vụ: sẽ tập trung đầu tƣ phát triển đi kèm từng bƣớc mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển nhƣ dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bƣu chính - viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác. Khuyến khích mạnh vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong đó có vốn FDI vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” nhƣ ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá. Khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phƣơng thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đƣờng cao tốc, đƣờng sắt, viễn thông, cấp nƣớc, thoát nƣớc... nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng đƣợc yêu cầu tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế.
Ngành nông – lâm - ngư nghiệp: khuyến khích các dự án đầu tƣ về công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng đƣa vào sản xuất
đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu; công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trƣờng tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu. Khuyến khích FDI tham gia đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp nhƣ các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng...
Định hướng vùng: Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phƣơng có điều kiện thuận lợi về địa lý-tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cƣờng thu hút FDI tại những vùng này đồng thời thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng thì bên cạnh những ƣu đãi đối với FDI, tại các địa phƣơng này đòi hỏi phải tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đƣờng giao thông, điện, nƣớc bằng mọi nguồn vốn có thể nhƣ vốn từ ngân sách nhà nƣớc, vốn ODA và nguồn vốn tƣ nhân. Tập trung thu hút đầu tƣ vào các KKT, KCN đã đƣợc Chính phủ phê duyệt (nhƣ Dung Quất, Vũng Áng, Chu Lai…) góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng).
Định hƣớng đối tác: Hiện nay bên cạnh các đối tác truyền thống lựa chọn Việt Nam là điểm đến của các dự án đầu tƣ thì các MNCs đang là một trong những đối tác mà chúng ta chú trọng thu hút. Bởi lẽ FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của MNCs và hoạt động của các công ty này có tác động quan trọng đối với những nƣớc tiếp nhận vốn FDI. Do đó việc thu hút các MNCs đƣợc khuyến khích cả hai hƣớng bao gồm thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hƣớng vào xuất khẩu và tạo điều kiện để một số MNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển, vƣờn ƣơm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.
Nhƣ vậy, chủ trƣơng chung đối với khu vực FDI của Việt nam trong thời gian tới đó là tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết; định hƣớng thu hút FDI theo chiến lƣợc phát triển vùng, lựa chọn các
đối tác đầu tƣ vào các lĩnh vực ƣu tiên với trọng tâm là thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh.