Vĩnh Phúc là cái nôi của ngƣời Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp
của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức đƣợc tái lập vào năm 1997.
Dân số - lao động:
Dân số trung bình năm 2014 khoảng 1.029.412 ngƣời, trong đó dân số nam khoảng 508.405 ngƣời chiếm 49,39%, dân số nữ 521.007 ngƣời chiếm 50,61%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nƣớc chiếm 8,2%, làm việc ngoài nhà nƣớc chiếm 86,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 5,2%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây khá cao, năm 2008 là 14,92%0, năm 2009 là 14,13%0, năm 2010 là 14,1%o. Trong 5 năm 2006-2010, tỷ lệ đô thị hoá diễn ra tƣơng đôi nhanh, tỷ trọng dân số đô thị đã tăng thêm 8,3%, từ 16,7% năm 2005 lên 22,4% năm 2009 và năm 2010 tỷ lệ này vào khoảng 25%. Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn còn thấp so với mức bình quân cả nƣớc khoảng 28,1% (tháng 6/2013).
Dự báo dân số: Xuất phát từ điều kiện đặc thù của tỉnh (gần thủ đô Hà Nội, đầu mối giao lƣu với các tỉnh Tây - Bắc Bắc Bộ,.), trong những năm tới cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, ngoài số lƣợng dân số tăng tự nhiên, dự báo có một lƣợng đáng kể lao động ngoài tỉnh đến Vĩnh Phúc làm việc (trong các khu công nghiệp và các hoạt động kinh tế - xã hội khác ngoài các khu công nghiệp...). dự báo dân số toàn tỉnh đến năm 2015 là 1.130 ngàn ngƣời, trong đó dân đô thị là 452 ngàn ngƣời, dân nông thôn 687 ngàn ngƣời, tỷ lệ đô thị hoá 40%. Nguồn nhân lực: Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ) năm 2010 là 694.930 chiếm tỷ lệ trên 70% dân số năm 2009; Trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến. Về chất lƣợng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 là 51,2%, năm 2011đạt 54,9%.
Giáo dục - đào tạo:
Tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 561 trƣờng học và cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó có 550 trƣờng mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; Trên địa bàn tỉnh có 78 cơ sở đào tạo, trong đó có 3 trƣờng Đại học, 7 trƣờng cao đẳng, 13 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp và 55 cơ sở có tổ chức dạy nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề); quy mô đào tạo hơn 37.000 học sinh, hàng năm có gần 15.000 học sinh tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp; Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lƣợng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bƣớc vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung; Đặc biệt là cung cấp và đáp ứng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Xã hội
Nhìn chung, đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục đƣợc cải thiện, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo. Các hoạt động văn hoá thể thao mừng Đảng, mừng xuân đƣợc các cấp, các ngành chức năng và các địa phƣơng tổ chức rộng khắp, sôi động nhƣ: đã tổ chức bắn pháo hoa trong đêm giao thừa tại 9 điểm trên tất cả 9/9 huyện, thành, thị. Khai mạc tuần phim “Mừng Đảng, mừng Xuân”, Đoàn Chèo biểu diễn các vở “Trinh Nguyên”, “Trang chủ Sơn Đông”, phục vụ Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trƣng; Thƣ viện Tỉnh tổ chức phòng Báo Xuân với chủ đề “Vĩnh Phúc - 50 năm làm theo lời Bác”, Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh,... Đồng thời, Tỉnh chỉ đạo tăng cƣờng tuyên truyền, tổ chức tôt các hoạt động văn hoá, thê thao, vui chơi giải trí lành mạnh, tăng cƣờng
quản lý các lễ hội đầu Xuân.
Toàn tỉnh đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hoạt động hỗ trợ các đối tƣợng chính sách, gia đình khó khăn đƣợc các cấp, các ngành tích cực quan tâm, thực hiện. Công tác thăm hỏi tặng quà đƣợc tổ chức chu đáo, trang trọng, đầy đủ, kịp thời, đúng đôi tƣợng, thê hiện đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và Chính quyền địa phƣơng với ngƣời có công. Kết quả, tỉnh đã trao quà của Chủ tịch nƣớc đến đúng các đối tƣợng là ngƣời có công với 26.902 xuất quà, tổng trị giá 5.632,8 triệu đồng; đồng thời trích 14.600 triệu đồng từ ngân sách tỉnh để tặng quà cho các đối tƣợng chính sách xã hội, thăm hỏi ngƣời có công, các đơn vị trực Tết, ngân sách cấp huyện và xã trích 392,6 triệu đồng với 1.070 xuất quà đƣợc trao; các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn cũng tích cực tham gia với 786 xuất quà, trị giá 245,8 triệu đồng ... Đảm bảo ngƣời dân là đối tƣợng chính sách xã hội trên địa bàn đều đƣợc nhận quà trƣớc Tết và đón xuân mới trong không khí phấn khởi, yên tâm, đã góp phần ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng, chống dịch đƣợc tăng cƣờng, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc đảm bảo, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm soát an toàn giao thông đƣợc duy trì thƣờng xuyên, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của các chủ phƣơng tiện đƣợc nâng lên.
3.2. Cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 99/2009/QĐ-TTg, Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, lĩnh vực và địa bàn nhằm cụ
thể hóa quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.
Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; trong đó, tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực mang tính tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhƣ: công nghiệp chế biến giây, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may và chú trọng phát triển công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng. Bên cạnh đó, đã xây dựng các cơ chế, chính sách làm cơ sở cho việc kếu gọi vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ vào tỉnh, góp phần phát triển công nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch đã đề ra. Hàng năm, tỉnh đã chú trọng đầu tƣ và kêu gọi các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tập trung đầu tƣ vào các khu công nghiệp theo quy hoạch (bao gồm 7 khu công nghiệp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quy hoạch các khu công nghiệp toàn quốc) tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ.
Mặt khác, nhận thức đƣợc Vĩnh Phúc là tỉnh trung du kém lợi thế về giao thông và địa lý hơn các vùng đồng bằng lân cận nhƣ: Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Hƣng Yên và Hà Nội, Hội đồng nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đãi ngộ, thu hút các nhà đầu tƣ thông qua các hỗ trợ: tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết các thủ tục về đầu tƣ; chính sách về giải phóng mặt bằng sạch cho nhà đầu tƣ triển khai dự án; cam kết đầu tƣ các cơ sở hạ tầng thiết yếu: đƣờng giao thông, điện, nƣớc đến chân hàng rào; hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo cho ngƣời lao động (500 nghìn đồng/ngƣời lao động đối với đào tạo ngắn hạn); trích ngân sách tỉnh hỗ trợ từ 5 - 10% tiền thuê đất phải nộp nếu doanh nghiệp thực hiện nộp tiền thuê đất một (hoặc hai) lần cho toàn bộ thời gian thuê; đƣợc hƣởng các chính sách trong việc cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh, sản phẩm thông qua các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ của tỉnh.
Các chính sách hỗ trợ của tỉnh đều nằm trong phạm vi cho phép của Chính phủ. Phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp đƣợc trích từ nguồn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của tỉnh. Hàng năm, tỉnh đều trích từ nguồn thu sử dụng đất hàng trăm tỷ đồng để bổ sung vào quỹ hỗ trợ phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện các nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
Các hỗ trợ về vật chất của tỉnh đối với các dự án đầu tƣ nhìn chung cũng ngang bằng với các hỗ trợ của các địa phƣơng khác lân cận,tuy nhiên nguồn hỗ trợ cho các doanh nghiệp còn tƣơng đối hạn chế. Vĩnh Phúc đã xác định trong giai đoạn 2010 - 2015 với khâu mũi nhọn mang tính đột phá để phát triển đó là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ để phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp của tỉnh nói riêng. Đối với nhà đầu tƣ, thủ tục hành chính rõ ràng, minh bạch, nhanh gọn là điều kiện tiên quyết để tiến hành đầu tƣ, vì đó không những chỉ tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của nhà đầu tƣ mà còn là việc nắm bắt cơ hội đầu tƣ để giành đƣợc thành công. Trong thời gian vừa qua, hiệu quả của việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đƣợc thể hiện: mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nƣớc bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng kinh tế và giảm phát, tuy nhiên vẫn có các dự án FDI đầu tƣ vào tỉnh và theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam đã có bƣớc tăng đáng kể trong năm 2011, từ thứ hạng thứ 53 của năm 2010 đã xếp thứ 27 trong năm 2011 và tiếp tục ổn định ở những năm sau.
3.3. Thực trạng việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát triển tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2015
Kể từ khi tái thành lập tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng thu hút nguồn vốn FDI để phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 1997 - 2000, Vĩnh Phúc thu
hút đƣợc 06 dự án FDI với số vốn 108,6 triệu USD. Giai đoạn 2000 - 2013 Vĩnh Phúc thu hút đƣợc 90 dự án FDI với số vốn 506,7 triệu USD. Tính đến hết năm 2013, tổng số dự án FDI đã thu hút vào tỉnh đạt 96 dự án. Đầu tƣ vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản 13 dự án; lĩnh vực công nghiệp, chế tạo 76 dự án; lĩnh vực dịch vụ 7 dự án trên địa bàn chủ yếu tại thành phố Việt Trì (KCN Thụy Vân, Cụm CN Đồng Lạng, KCN Trung Hà). Các dự án FDI đầu tƣ vào địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động và tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Theo đánh giá của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về chỉ số năng lực cạnh tranh về thu hút đầu tƣ cấp tỉnh, chỉ số của Vĩnh Phúc trong những năm gần đây luôn ở mức cao. Lƣợng vốn FDI vào tỉnh ngày càng gia tăng cùng với số lƣợng các nhà đầu tƣ. Điều đó cho thấy, qua hơn 10 năm phát triển Vĩnh Phúc đã và đang có những chiến lƣợc đúng đắn trong thu hút đầu tƣ nói chung và trong thu hút FDI nói riêng.
Nhƣ vậy, đến tháng 6 /2013, trên địa bàn tỉnh có 634 dự án thực hiện thủ tục đầu tƣ qua Ban Quản lý các dự án còn hiệu lực, gồm 117 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ 2.455,90 triệu USD và 517 dự án DDI với tổng vốn đầu tƣ 25.534,09 tỷ đồng.
Bảng 3.1: Cơ cấu vốn đầu tƣ ở Vĩnh Phúc qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Trong đó Tỷ lệ
Năm Kinh tế nhà Ngoài nhà Đầu tƣ FDI/Tổng
Tổng số nƣớc nƣớc nƣớc vốn ngoài 2000 1.124 724,8 311,8 87,4 7,77 2005 4.302 1.889,8 1.143,0 1.269,2 29,50 2010 10.728 5.366,4 4.655,2 706,4 6,58 2011 11.424 5.476,4 4.817,1 1.131,1 9,90 2012 12.648 6.098,5 5.747,5 904,0 7,14 2013 13.148 6.404,1 5.921,7 822,6 6,26 2014 18.389 6.012.2 7.528,9 2891,6 12,8 2015 20.910 5.763,9 10.937,6 4.236,1 20,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2015 & Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015.
Qua số liệu trên cho thấy vốn đầu tƣ phát triển của tỉnh tăng qua các năm từ 2000 đến năm 2015; Trong đó, vốn đầu tƣ của thành phần kinh tế nhà nƣớc và ngoài nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đứng sau 2 lĩnh vực trên song lĩnh vực này luôn tạo ra giá trị sản xuất, xuất khẩu lớn, do vậy hiệu quả vốn đầu tƣ của nó cũng cao hơn các thành phần kinh tế khác.
Bảng 3.2: Tổng vốn FDI vào công nghiệp trên tổng vốn đầu tƣ toàn tỉnh.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Năm Tổng số Vốn FDI vào công Tỷ trọng (%)
nghiệp 2000 1.124 87,4 7,77 2005 4.302 951,0 22,10 2010 10.728 508,0 4,73 2011 11.424 904,8 7,92 2012 12.648 678,0 5,36 2013 13.148 625,0 4,75 2014 18,389 939,2 5,11 2015 20.910 995,5 4,76
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2015 & Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015.
Qua bảng trên cho thấy, các dự án FDI đầu tƣ vào công nghiệp trên địa bàn tỉnh có xu hƣớng giảm dần so với tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội (bao gồm vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp, vốn đầu tƣ của tƣ nhân). Tuy nhiên, tổng vốn đầu tƣ toàn tỉnh chủ yếu đầu tƣ vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu: hệ thống giao thông, thủy lợi và các công trình khác. Mặt khác, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 2008 - 2009, đã ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp. Vì vậy, vốn FDI đầu tƣ vào địa bàn tỉnh vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp của tỉnh và thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trƣởng theo dự kiến đề ra.
Bảng 3.3: Cơ cấu dự án và đầu tƣ trong KCN và ngoài KCN 2013
Đầu tƣ Dự án FDI Dự án FDI
Số dự án Vốn đầu tƣ Số dự án Vốn đầu tƣ Trong KCN là 83 2.024,89 triệu 35 3.8.8,14 tỷ đồng
118 dự án USD
Ngoài KCN 516 34 431,02 triệu USD 482 21.725,95 tỷ đồng dự án
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 3.2.1. Thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực
Nhƣ trên đã phân tích, sự tăng trƣởng của công nghiệp Vĩnh Phúc những năm qua có đóng góp rất lớn của hai doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài là Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam, đóng góp khoảng 80% vào GDP của tỉnh. Đây là các doanh nghiệp lớn và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng, vì vậy đó là cơ sở tốt để phát triển công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, hiện nay hai doanh nghiệp này chủ yếu là hoạt động lắp ráp từ các thiêt bị, phụ tùng nhập khẩu nên tỷ lệ nội địa hóa một số sản phẩm chính không cao do có ít nhà sản xuất sản phẩm hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn với cam kết sau mƣời năm đƣợc cấp phép sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm từ 30-40%, nhƣng cho đến nay hầu hết chỉ đạt 2-10%, riêng ngành công nghiệp