7. Cấu trúc luận văn
3.3.2 xuất giải pháp bổ sung
a. Giải pháp công trình
Do xã Nam Điền có hệ thống kênh, mương kém hiệu quả trong khả năng tiêu thoát nước khi mùa lũ hoặc mưa bão; khả năng thau chua rửa mặn, cung cấp nước cho diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả. Toàn xã chỉ có duy nhất một cống tiêu (nằm tại Ô4, xóm 10) vừa làm nhiệm vụ lấy nước tưới vừa làm nhiệu vụ tiêu thoát nước nên không đảm bảo khả năng đáp ứng toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản cũng như nông nghiệp toàn xã. Các kênh mương thủy lợi hiện đang xuống cấp và không được nâng cấp thường xuyên dẫn đến khả năng dồn ứ nước trong mưa bão gây ngập úng diện rộng.
Hiện tại, cống lấy nước tại xóm 10 có khẩu độ cống 6m, độ sâu -2,5m so với cao độ chuẩn quốc gia, chiều cao cống 5m so với mặt đê. Tổng cộng từ mặt đê xuống đáy nước 7,5m. Cống tiêu đáp ứng tốt khả năng tưới tiêu cho một nửa diện tích vùng trũng của xã (vùng màu xanh hình 3.1). Tuy nhiên do cống đặt tại vùng trũng, cộng thêm khảnăng chuyển nước kém của kênh mương nội đồng nên mùa lũ thường xảy ra hiện tượng ngập úng, mùa hạn không cung cấp đủ lượng nước tưới tiêu cho một nửa diện tích phía trên.
Hình 3.1: Hệ thống kênh mương xã Nam Điền
Vì vậy, đề xuất nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi cùng với thiết kế lại hệ thống cống tiêu và lấy nước từ sông Đáy vào là giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn về khả năng thau chua, rửa mặn; tiêu thoát lũ; cung cấp nước tưới cho nông nghiệp trong hạn hán; cung cấp nước cho các hộ chăn nuôi; đảm bảo đủ cung cấp nước cho nuôi trồng thủy hải sản cho xã Nam Điền.
Địa điểm đặt công lấy nước tưới thuận lợi nhất nằm sát bến đò Nam Điền tại xóm 9 (Ô4). Cống thiết kế đặt cửa lấy nước tại đê Nam Điền, thiết kế bằng cống cũ.
Ngoài ra cần nâng cấp lại toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng xã Nam Điền. Cần khơi thông, nạo vét các đoạn kênh dọc tuyến đường từ chợ Nam Điền đến bến đò Nam Điền. Kiên cố hóa bê tông các đoạn kênh đất; kiên cố hóa các đoạn đê đất chắn biển.
Ưu điểm biện pháp công trình:
Biện pháp này khắc phục hoàn toàn các loại hình thiên tai như xâm nhập mặn nội đồng (xóm 3,4,5); đủ khả năng cung cấp nước cũng như tiêu thoát nước trong mùa khô và mùa lũ. Đáp ứng nhu cầu cho người dân phát triển kinh tế gia trại, nuôi trồng thủy hải sản, phát triển các vùng lúa nước chuyên canh không cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Đây là biện pháp kiên cố, không chịu áp lực từ các loại hình thời tiết nguy hiểm, có khả năng chịu được áp lực thời gian, độ bền cao, sử dụng lâu dài. Có thể điều chỉnh, thay đổi khả năngđiều tiết cung cấp nước cho nội đồng.
Nhược điểm biện pháp công trình
Dù có khả năng đẩy mặn, tiêu thoát nước nhanh khi mùa mưa lũ nhưng biện pháp công trình khi đưa ra cần phải được xem xét cụ thể, áp dụng đúng tình hình thực tiễn hiện nay. Khi xây dựng cần tính toán thật kỹ khả năng phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng của Nam Điền đã đáp ứng đủ khả năng xây dựng công trình cống lấy nước.
Tiếp đến khi xây dựng công trình cần nguồn vốn khá lớn; Hiện tại nguồn vốn này được xem xét huy động từ nhà nước hay người dân đóng góp; Tiêu chí đặt ra hợp lý nhất là nhà nước và người dân cùng làm. Hiện tại, xã Nam Điền không đủ khả năng để làm cống cũng như nạo vét, khơi thông toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng. Nguồn vốn từ trung ương hàng năm chưa đủ khả năng để xây dựng.
Tuy nhiên nếu tính về mặt lợi ích kinh tế và phát triển các ngành nghề địa phương trong tương lai rất cần thiết xây dựng cống lấy nước để đảm bảo khả năng phục vụ cho xã Nam Điền cũng như cơ hội phát triển kinh tế toàn xã. Cần lập quy hoạch, tính toán lợi ích kinh tế trình dự án lên cấp tỉnh và kêu gọi nhà đầu tư hoặc các tổ chức phi chính phủ tham gia xây dựng, góp vốn đầu tư.
b) Làm bể Biogas trong chăn nuôi cho các gia trại, trang trại
Chăn nuôi là một hướng đi nhắm nâng cao lợi ích kinh tế đang được nhiều hộ dân xã chuyển hướng phát triển. Nhiều hộ gia đình đầu tư chuồng, trại hợp vệ sinh trở thành các gia trại chăn nuôi. Các loại thịt lợn, gia cầm thương phẩm dễ tiêu thụ tại chỗ. Tận dụng các loại thức ăn tại chỗ như: ngô, đậu, lạc … Chăn nuôi đem lại nguồn lợi to lớn cho nhiều hộ dân trong xã, giúp nhiều hộ gia đình tìm được hướng đi đúng cho phát triển kinh tế; xóa đói giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân góp phần làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH.
Tuy nhiên, chăn nuôi vẫn mang tính manh múng gây ô nhiễm môi trường. Nhiều trang trại chưa có khu xử lý chất thải chăn nuôi. Thức ăn thừa, phân trong chăn nuôi vẫn được thải trực tiếp ra môi trường có nguy cơ ô nhiễm cao khi mùa lũ tới. Nhiều nơi đang tiểm ẩn những rủi ro mầm bệnh cho cả gia súc lẫn con người.
Vì vậy, bể biogas giúp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải, nước thải chăn nuôi, giảm nguy cơ dịch bệnh, hạn chế dùng điện và tiết kiệm chi phí chất đốt, giải phóng lao động, phụ phẩm từ bể biogas dùng tưới bón cho cây trồng rất tốt và an toàn.
Các hoạt động chính: Làm bể Biogas; tập huấn kỹ thuật, kiến thức BĐKH và ứng phó thiên tai; tư vấn nơi cung cấp giống lợn, gia cầm đảm bảo chất lượng; tạo chuỗi liên kết sản xuất: Hộ dân – cơ sở cung cấp giống - doanh nghiệp/thương lái thu mua – thú y – khuyến nông.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
1. Biểu hiện của BĐKH tại Nam Định và xã Nam Điền rất rõ nét:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,80C trong vòng 55 năm từ 1960 đến 2014 (tăng khoảng 0,016 oC/năm);
- Lượng mưa nămcó xu hướng giảm (3,2 mm/năm) và giảm cả trong 2 mùa mưa và mùa khô, trong đó mùa khô giảm nhiều hơn (trung bình mỗi năm giảm 1,7 mm).
- Mỗi năm mực nước biển tại khu vực Nam Định tăng lên 2,15mm.
- Thiên tai và các điều kiện thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, giồng sét, rét đậm rét hại trở nên bất thường hơn, đặc biệt là xâm nhập mặn.
2. Cộng đồng dân cư ven biển xã Nam Điền đang chịu tác động tiêu cực củaBĐKH làm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực: kinh kế, xã hội, môi trường.
Về kinh tế, BĐKH đã gây thiệt hại lớn trong nông nghiệp trên địa bàn 10 xóm xã Nam Điền. Xâm nhập mặn đã làm thu hẹp lại diện tích đất trồng lúa và hoa màu, tăng nguy cơ hoang hóa diện tích đất không sử dụng được. Lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm rét hại thường xuyên đe đọa làm tăng nguy cơ mất trắng hoặc giảm năng xuất diện tích trồng cây hoa màu, lúa, nuôi trồng thủy hải sản và chăn nuôi cá thể hộ gia đình.
Về xã hội, BĐKH đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro cho người dân như đói nghèo, bệnh tật, sức khỏe người dân giảm sút. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định trong xã hội. Mất cân bằng lao động địa phương khi một số ngành nghề tập trung chủ yếu là phụ nữ như trồng trọt và chăn nuôi.Nhiều lao động chính trong gia đình phải chuyển đổi nghành nghề để mưu sinh.
Về môi trường, xã Nam Điền đang chịu nhiều áp lực từ chăn nuôi và rác thải sinh hoạt không được thu gom đầy đủ làm tăng nguy cơ mất an toàn vệ sinh cộng đồng tiềm ẩn nhiều rủi ro lan truyền mầm bệnh khi mùa mưa bão về.
3. Các quy hoạch phát triển ngành, phát triên quỹ đất của xã Nam Điền đang góp phần làm giảm tác động tiêu cực của BĐKH. Các diện tích đất nhiễm mặn đang được chính quyền xã chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng lúa, hoa màu không hiệu quả sang nuôi trồng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao. Các quy hoạch giao thông, thủy lợi, phát triển cơ sở hạ tầng tại xã đã và đang góp phần giảm thiểu ảnh hưởng xấu của BĐKH.
4. Năng lực ứng phó BĐKH của địa phương ở mức thấp dẫn đến khả năng rủi ro cao. Thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng (nhà cửa, đường giao thông, hệ thống cấp – thoát nước, y tế); kiến thức, trình độ người dân hạn chế, thiếu thông tin; Đời sống người dân bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thiếu vốn dẫn đến thu nhập không ổn định, gia tăng hiện tượng chuyển đổi nghề nghiệp, chính quyền thiếu ngân sách cho việc trang bị phương tiện và năng lực ứng phó thiên tai;
5. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH phù hợp với cơ chế, chiến lược phát triển kinh tế địa phương là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Các giải pháp thích ứng với BĐKH nêu trên nhằm giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng dân cư ven biển xã Nam Điền. Đồng thời, nâng cao và thay đổi các loại hình canh tác; các giống cây trồng, vật nuôi nhằm tăng khả năng chống chịu với tác động xấu của BĐKH, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân.
6. Biện pháp công trình là biện pháp tối ưu hóa khả năng chống nhiễm mặn cho khu vực xã Nam Điền. Tuy nhiên, cần cân nhắc định hướng phát triển kinh tế của địa phương trong tương lai và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, địa phương để thực hiện biện pháp công trình này.
7.Cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển, đặc biệt là trong ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững. Phát triển kinh tế của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng ven biển, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH. Do vậy, sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng là rất cần thiết trong nghiên cứu, đánh giá, lập và thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển, ứng phó cho địa phương.
Khuyến nghị
1. Chính quyền địa phương xã Nam Điền có kế hoạch đánh giá tổng thể hàng năm tác động của BĐKH đến địa bàn và lồng ghép các yếu tố BĐKH vào quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phương; Cần tham vấn ý kiến chuyên gia và huy động nguồn lực, công cụ của các tổ chức phi chính đang hoạt động trên địa bàn trong việc đánh giá và lập kế hoạch cũng như triển khai các giải pháp ứng phó BĐKH.
2.Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân hiểu sâu hơn về tác hại và tác động của BĐKH. Tăng cường sự liên kết, phối kết hợp giữa các bên liên quan như: chính quyền, người dân, hội CTĐ …
3.Cần đẩy mạnh các định hướng phát triển kinh tế ngành, đặc biệt quy hoạch phát triển quỹ đất của địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa, hoa màu sang nuôi trồng thủy hải sản.
4.Có các chính sách hỗ trợ người nghèo vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế. Hỗ trợ các hộ gia đình khi có thiên tai xảy ra.
5. Địa phương tham khảo các kết quả nghiên cứu và đề xuất trong luận văn này khi đánh giá tác động của BĐKH và lập kế hoạch quản lý RRTT và ứng phó BĐKH cho địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên
tai dụa vào cộng đồng.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
vớibiến đổi khí hậu”.
3. Bộ Thủy Sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản(2003), “Đánh giá nguồn lợi
sinh vật vùng bãi bồi ven biển Nghĩa Hưng và lập bản đồ phân bố nguồn lợi tỷ lệ 1; 10.000”
4. Hoàng Thị Ngọc Hà(2015), “Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và đề xuất
giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện Cát hải , TP.Hải Phòng”. Luận
văn thạc sỹ. khoa Sau Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5. IPCC (2007). Báo cáo đánh giá lần 4 của UBLCPVBĐKH: Nhóm I: Khoa học vật lývề biến đổi khí hậu, Nhóm II: Tác động, thích ứng và khả năng bị tổn thương, Nhóm III: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
6. Kỷ Quang Vinh (2013). Giới thiệu về Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC và
Một sốthông tin liên quan. Văn phòng công tác BĐKH (CCCO) Cần Thơ.
7. Lâm Thị Thu Sửu, Phạm Thị Diệu My, Philip Bubeck và Annelieke Douma, 2010. Báocáo nghiên cứu “thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, Tổ chức CSRD.
8. Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), 2008. Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Trần Hữu Hào (2012), luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và
năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã Tây Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình”
10.Trương Quang Học (2011a). Biến đổi toàn cầu – cơ hội và thách thức trong
nghiêncứu khoa học và đào tạo. Trong Sách “Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên
và Môi trường - 25 năm Xây dựng và Phát triển”.
11.Trương Quang Học (2013). Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng
phóvới biến đổi khí hậu. Nâng cao Sức chống chịu trước BĐKH. Kỷ yếu hội thảo
quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 2013. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
13. UBND xã Nam Điền (2012), Báo cáo thuyết minh tổng hợp, quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Nam Điền – huyện Nghĩa Hưng.
14. UBND xã Nam Điền (2016), Kế hoạch: xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút nhà
đầu tư phục vụ yêu cầu phát triển KT – XH xã Nam Điền giai đoạn 2016 – 2020] 15.UBND xã Nam Điền (2016),Báo cáo, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 xã Nam Điền.
16.UBND xã Nam Điền (2016),Đề án: tái cơ cấu nghành nông nghiệp gắn với xây
dựng nông thôn mới xã Nam Điền giai đoạn 2016 – 2020). 17. USAID (2014), “Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam”
18.Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), “Tài liệu hướng dẫn:
Đánhgiá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”, Hà Nội. 19.Võ Hồng Tú và cs. (2012). Đánh giá tổn thương sinh kế nông hộ ảnh hưởng bởi lũ
tạitỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. 20.Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Tiếng Anh
21.Australian Government Department of Climate Change and Energy Efficiency, 2011. Hunter & Central Coasts New South Wales – Vulnerability to climate changeimpacts.
22. CARE International, 2010. Community-Based Adaptation Toolkit Digital Toolkit –Version 1.0 – July.
23.Hannah Reid (Eds), 2009, Community-based adaptation to climate change, International Institute for Environment and Development, Russell Press, Nottingham,UK.
24. Oxfam Internationa, 2007. Climate Alarm Disasters increase as climate change bites.
25.Siri E.H. Eriksen, 2007. Report for Cooperation and Development Norway (Norad), Global Environmental Change and Human Security (GECHS), University of Oslo, Norway.
26.World Bank (2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis, World Bank Policy Research Working Paper, February 2007.
Trang WEB
27. Hồng Khánh (2016), “Hà Nội rét nhất trong 40 năm qua”, http://vnexpress.net/tin-