Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu 01050003485 (Trang 30)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2Kinh tế xã hội

Dân số, lao động

Nam Điền là xã biên giới biển thuộc tiểu vùng kinh tế mới huyện Nghĩa Hưng được thành lập năm 1977, cách trung tâm huyện Nghĩa Hưng 35 km. Diện tích hành chính của xã 720,73 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 473,12ha, đất trồng lúa 99,5ha (vụ mùa năm 2015).[15]

Dân số toàn xã có 7.933 người (thống kê tại thời điểm 31/12/2015); dân số trong nông nghiệp là chủ yếu với 7.403 người làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 93,3%; lao động thương mại – dịch vụ 350 người chiếm 4,41%; còn lại là các ngành nghề khác. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm 85,2% tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Còn lại là chủ yếu nuôi trồng thủy – hải sản.[27]

CƠ CẤU NGÀNG NGHỀ XÃ NAM ĐIỀN

4,4% 2,3%

Nông nghiệp Dịch vụ

93,3% Ngành Nghề khác

Sản xuất nông nghiệp

1.Trồng trọt

Với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, những giống cây dài ngày, năng xuất và chất lượng sản phẩm thấp được thay thế bằng giống ngắn ngày, năng xuất và chất lượng cao; các khâu trong sản xuất được cơ giới hóa tạo điều kiện hình thành và mở rộng các vùng sản xuất cây hoa màu hàng hóa tập trung. Giá trị thu nhập trên diện tích đất cach tác tăng từ 52 triệu đồng/ha/năm lên 160 triệu đồng/ha/năm 2015.[15]

Trong năm 2015 sản xuất lúa xã Nam Điền như sau:

+ Vụ Chiêm: Diện tích gieo cấy 114ha; năng xuất bình quân 41,5 tạ/ha; sản lượng thóc đạt 473 tấn

+ Vụ Mùa: diện tích gieo cấy 99,5 ha; năng xuất lúa bình quân 25 tạ/ha; sản lượng thóc đạt 249 tấn

Tổng diện tích gieo cấy năm 2015 là 213,5 ha; giảm 36,9 ha so với năm 2014 do đào ao, lập vườn; năng xuất lúa cả năm đạt 66,5 tạ/ha đạt 66,5% kế hoạch năm; tổng sản lượng thóc cả năm đạt 722 tấn; giảm 554 tấn so năm 2014.[15]

Tổng sản lượng lương thực cả năm 2015 đạt 962 tấn trong đó thóc 722 tấn, ngô

240tấn, đạt 63,67% so với kế hoạch năm 2015.

Sản xuất cây màu: tổng diện tích năm 2015 là 144 ha trong đó cây thực phẩm (rau, đậu) 124 ha; Cây cà chua vụ chính 78 ha; năng xuất 33,3 tấn/ha; sản lượng 2.597 tấn. Cây chất bột 2 ha.Cây ngô 5 ha (sau vụ cà chua cấy 35 ha).Cây khác 13 ha.[15]

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (so sánh giá năm 2010) đạt 37.865 triệu đồng; so với giá hiện hành đạt 55.896 triệu đồng.[15]

Tổng giá trị thu được từ sản xuất cây màu (giá so sánh năm 2010) đạt 30.763 triệu đồng; so với giá hiện hành đạt 47.938 triệu đồng; giá trị thu trên 1ha trồng màu đạt 310 triệu/ha.[15]

Theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới , quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2020 Nam Điền tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng màu. Tổng diện tích đất chuyển đổi đến năm 2015 là 187,69ha. Trong đó, diện tích chuyển sang nuôi trồng thủy sản là 126,77ha; diện tích chuyển sang trồng màu là 60,92ha. Các cây trồng màu chủ yếu là: cà chua, dưa lê chính vụ, cây ngô lai… đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.[15]

2. Chăn nuôi

Toàn xã đã và đang mở rộng theo hướng trang trại, gia trại theo phương thức công nghiệp. Các loại gia súc chủ yếu được người dân nuôi tập trung vào lợn, gà, vịt. Năm 2015, toàn xã có 08 khu kinh tế trang trại tập trung, trong đó có một trang trại chăn nuôi lợn và 7 trang trại tổng hợp (đa cây, đa con); có 32 gia trại chăn nuôi lợn và 400 hộ gia đình có đàn gia cầm từ 50 con trở lên.[16]

Tổng đàn Lợn: 1.600 con, bằng 99,38% so cùng kỳ, đạt 94,12% kế hoạch (kế hoạch là 1.700 con).Tổng sản lượng lợn hơi xuất chuồng đạt: 170 tấn, bằng 100% so vớicùng kỳ, đạt 97,14% so với kế hoạch cả năm; Đàn Trâu: 49 con, bằng 102,1% so cùng kỳ, tăng 1 con; Đàn Bò: 140 con, bằng 133,33% so cùng kỳ, tăng 35 con; Đàn gia cầm: 22.500 con, bằng 102,27% cùng kỳ, bằng 102,27% kế hoạch cả năm (kế hoạch cả năm 22.000 con).[15]

3. Thủy sản

Nuôi trồng thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2015 đạt 291ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 60ha; diện tích nuôi mặn lợ là 231ha. Ngoài diện tích nuôi trồng thủy hải sản được bổ sung qua từng năm do chuyển đổi diện tích trồng lúa sang đào ao, lập vườn.[15]

Giá trị sản lượng nuôi nước mặn lợ là: 273 ha. Gồm:Nuôi Tôm các loại: 125 ha, bằng 150 tấn (tăng 12 tấn), bằng 108,7% so với cùng kỳ; Nuôi Cua, cá bớp, cá Vược, cá các loại, sản phẩm khác: 148 ha sản lượng là 336 tấn, (tăng 36 tấn), bằng 112% so với cùng kỳ; Có 18 ha ao nước ngọt, sản lượng là 38 tấn, đạt 95% so với kế hoạch.[27] Tổng sản lượng nuôi trồng đạt: 524 tấn, bằng 110,32% so cùng kỳ, đạt 100,58% so kế hoạch; Tổng sản lượng khai thác đạt: 1.241 tấn, bằng 101,39% so với cùng kỳ, đạt 101,14% so với kế hoạch; Tổng giá trị sản xuất nuôi trồng, khai thác: (giá so sánh năm 2010) là: 79.489 triệu đồng bằng 111,78% so với cùng kỳ, đạt 102,5% so với kế hoạch.[15]

Khai thác thủy sản: tổng phương tiện tàu thuyền năm 2015 xã Nam Điền có 47 chiếc; tổng công xuất 1.200CV; trong đó số tàu thuyền đánh bắt xa bờ là 6 chiếc. Công xuất 540CV.[15]

Dịch vụ sản xuất giống: tại xã chưa tự sản xuát được các giống tôm, cá nước ngọt và nước lợ. Các giống tôm, cá chủ yếu được mua từ các cơ sở ngoài xã về ươm rồi đưa ra nuôi nên chất lượng con giống chưa được đảm bảo.

Cơ sở hạ tầng

1.Công trình thủy lợi

Trên địa bàn xã có 9 cống điều tiết nước trên kênh cấp 1, cấp 2.Trong đó có 2 cống khẩu độ quá nhỏ so với dòng sông là 1,5m/8m. Hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 chưa được hoàn chỉnh, có nhiều nơi ách tắc dòng chảy do nhiều năm chưa được tu bổ, sửa chữa. Hệ thống tưới tiêu nông nghiệp chủ yếu là tự chảy. Có một trạm bơm và 1 cống lấy nước tưới trên toàn địa bàn xã.[14] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Trường học

Có 3 trường đã được kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc gia cấp I. trường THCS, tiểu học đã có hệ thống các phòng chức năng, sân chơi, hệ thống thoát ngập úng. Trường mầm non còn thiếu nhà hiệu bộ, phòng chức năng và bếp 1 chiều.[14]

3. Đường giao thông

Hệ thống đường giao thông toàn xã có chiều dài 70,1 km. Giao thông nội đồng có 29,11 km phần lớn là đường đất trong đó mới kiên cố hóa được 4km đường bê tông phục vụ dân sinh và sản xuất. Các đường trục chính liên xã đã hoàn thành và được kiên cố hóa bằng bê tông hoặc đã được giải nhựa phục vụ tốt cho người dân giao thương.[14]

4. Nhà ở

Hiện nay toàn xã có 1.769 nhà ở trong đó nhà mái bằng 2 đến 3 tầng có 558 nhà chiếm 31,5%. Nhà mái ngói có 1.174 nhà chiếm 66,4%. Nhà lợp Fibro xi măng có 37 nhà chiếm 2,1%.[14]

5. Y tế

Trạm y tế đã được kiên cố hóa và có 1 bác sỹ, 1 hộ lý, 2 điều dưỡng, 2 dược sỹ phục vụ tốt công tác khán và chữa bệnh cho người dân toàn xã.[14]

6. Nước sạch, vệ sinh môi trường

Tại địa bàn xã chưa có công trình cấp nước sạch tập trung, 100% dân cư dùng nước chủ yếu từ các giếng khoan và các bể nước mưa. Các hộ có đủ 3 công trình vệ sinh (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn 61,73%. Các hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 70%. Có thu gom rác thải nhưng chưa có cơ sở xử lý nước thải.[14]

Xây dựng nông thôn mới

Giai đoạn 2011 – 2015 Nam Điền đã có nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới; tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi… đã nâng đời sống vật chất, tinh thần người dân lên rõ

rệt. thu nhập bình quân đầu người từ 9,7 triệu đồng/người/năm năm 2011 tăng lên 18,3 triệu đồng/người/năm năm 2015.[16]

Hết năm 2015, xã Nam Điền đã đạt 10/19 chỉ tiêu nông thôn mới.Có 6 tiêu chí cơ bản đạt (giao thông, trương học, chợ nông thôn, giáo dục, y tế, môi trường). Có 3/19 tiêu chí chưa đạt (văn hóa, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở khu dân cư).[16]

1.2.3 Định hƣớn phát triển kinh tế - xã hội xã Nam Điền iai đoạn 2015 đến 2020

a. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới iai đoạn 2016 – 2020

Trồng trọt

Tập trung phát triển ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, sử dụng các giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Khuyến khích phát triển công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.[16]

Chuyển đổi hết diện tích trồng lúa kém hiệu quả còn lại sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng màu; tập trung trồng rau màu có giá trị kinh tế cao, cây cảnh và cây dược liệu.[16]

Xây dựng các mô hình thâm canh VIET GAP, từng bước ứng dụng các giả pháp công nghệ tiên tiến và công nghệ cao trong sản xuất giống cây trồng, sản xuất rau quả sạch theo vùng đảm bảo sản xuất theo hướng hàng hóa.[16]

Đối với cây màu thực phẩm, tiếp túc đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất với quy trình kỹ thuật thâm canh tiên tiến đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và chế biến xuất khẩu. Mở rộng diện tích trồng cây cà chua, dưa, bí xanh, ngô theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng.[16]

Phấn đấu từ nay đến 2020 xã quy hoạch 1 vùng sản xuất cây màu thực phẩm an toàn VietGAP; quy hoạch các vùng sản xuất cây dược liệu: đinh lăng, ích mẫu, đinh quy…

Các giống cây trồng được lựa chọn:

+ Cà chua: Magic-sygenta, Motavi – chịu nhiệt, Perfect89, Tre Việt số 1, HT160, …

+ Dưa hấu: giống Phù Đổng

+ Bí xanh: giống bí sặt, bí siêu quả, …

+ Ngô: giống 3Q, LVN10, ngô chuyển gen, …[16]

Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường; tập trung vào con nuôi có thế mạnh như lợn, gà, vịt, dê. Phương thức chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, sử dụng thức ăn công nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi. Cần tập trung cải tạo đàn lợn giống theo hướng lợn siêu nạc. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất hiệu quả chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm. Chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm để chăn nuôi phát triển ổn định.[16]

Từ nay đến 2020 xã lập các quy hoạch phát triển: lợn nái ngoại, lợn sữa, lợn thịt và trứng gia cầm. Từng bước hình thành các vùng chăn nuôi tập trung tại khu nội đồng và xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với truy suất nguồn gốc con giống.[16] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các loại giống gia súc, gia cầm được lựa chọn: + Lợn thịt: giống lợn ngoại, 3 – 4 màu ngoại. + Lợn sữa: nái Móng Cái, nái lai.

+ Gà chuyên thịt: CP, Ró308.

+ Gà chuyên trứng: ISA Brown, Ai Cập. + Giống vịt, ngan siêu thịt.

+ Giống vịt ngan siêu trứng.[16]

Thủy sản

Đối với diện tích chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản: tập trung cải tạo, nâng cao hệ thống thủy lợi, cải tạo ao nuôi đảm bảo để nuôi hiệu quả các loại như: cá Song, cua biển, cá Bống Bớp, tôm Sú, tôm Thẻ, cá Diêu Hồng, … nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích chuyển đổi.[16]

Diện tích ngoài bãi Tây: áp dụng nuôi quảng canh cải tiến là chính, thả tôm vụ xuân hè sớm hơn vùng khác để tránh mưa bão. Phương thức nuôi gép tôm cua, xem tôm – lúa, cá – lúa, … Luân chuyển đối tượng nuôi hàng năm nhằm tránh dịch bệnh.[16]

Diện tích ao, hồ trong khu dân cư: duy trì các đối tượng con nuôi truyền thống, mở rộng các đối tượng nuôi mới có hiệu quả như: rô phi đơn tính, Trắm đen, …[16]

Diện tích nuôi thả ngoài bãi Cồn Xanh: tập trung củng cố thủy lợi, cải tạo ao đầm để tạo môi trường ổn định để chuyển sang các đối tượng nuôi ổn định hơn. Tiến dần tới hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh như cá Bống Bớp, cá Song, cua và các loại tôm với hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép.[16]

Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản như sau:

+ Vùng nội đồng: những năm đầu thực hiện đề án các con nuôi chủ yếu là: tôm Thẻ chân trắng, cá Riêu Hồng, cá Rô Phi đơn tính, cá Vược và cá nước ngọt truyền thống. Khi chuyển đổi hết diện tích trồng lúa sang đào ao lập vườn, các con nuôi chủ yếu: tôm Sú, tôm Thẻ chân trắng, cua biển, cá Mú, cá Mục, cá Riêu Hồng, cá Vược, cá Rô Phi đơn tính.

+ Vùng bãi Tây: kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản, các con nuôi chủ yếu: tôm Sú, tôm Thẻ và cua biển.

+ Cồn Xanh: nuôi cá Bống Bớp, cá Song, cá Vược, cua biển, tôm Sú, tôm Thẻ chân trắng.

Quy hoạch phát triển làng nghề khu Cống Tiêu để khai thác thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm, cải tạo nâng cấp khu neo đậu và sửa chữa tàu thuyền.[16]

b. Xây dựng kết cấu hạ tần , thu hút nhà đầu tƣ phục vụ yêu cầu phát triển KT – XH xã Nam Điền iai đoạn 2016 - 2020

Giao thông:

Tập trung hoàn thành các dự án do trung ương góp vốn như: đường trục xã từ chợ Nam Điền đến UBND xã qua trục Ô1Ô2, dự án đầu tư xây dựng đường vào đồn biên phòng Ngọc Lâm. 100% các đường trục thôn, xóm đạt chuẩn NTM. Giai đoạn 2016 – 2020 đầu tư làm mới cải tạo nâng cấp 14,63 km. 100% đường trục chính nội đồng đạt chuẩn NTM, giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư xây dựng 5,43 km.[14]

Thủy lợi:

Cải tạo nâng cấp hệ thống kênh cấp III, phấn đấu đến năm 2020 kiên cố hóa đạt 46%. Giai đoạn 2016 – 2020 kiên cố hóa khoảng 11,86 km.[14]

Trường học:

Đến năm 2017 – 2018 phấn đấu trường mầm non đạt chuẩn, trung học cơ sở giữ vững quốc gia, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II năm 2020.[14]

Công trình văn hóa – thể thao:

Triển khai xây dựng các hạng mục, các công trình văn hóa xã; phấn đấu đến năm 2017 có 100% thôn xóm có nhà văn hóa đạt chuẩn NTM.[14]

Nước sạch:

Đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước sạch bằng hình thức sử dụng nước giếng khoan UNISEP.[14]

Công trình vệ sinh môi trường:

Đến năm 2017, xã có lò đổ rác, xây dựng khu xử lý nước thải bằng công nghệ lò đốt.[14]

c. Quy hoạch sử dụn đất đến năm 2020 xã Nam Điền

Đất nông nghiệp

Đến năm 2020, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xã cần thiết phải chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang các hình thức khác. Trên cơ cở đó, dự báo đất nông nghiệp trên địa bàn xã đến năm 2020 ổn định khoảng 330 – 350 ha. Cụ thể như bảng 1.1 sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Loại đất trồng Diện tích (ha) Tăng, giảm (ha)

1 Đất trồng lúa nước 189,18 Giảm 69,7

2 Đất trồng cây hàng năm khác 6,14 Giảm 2,16

3 Đất trồng cây lâu năm 44,88 Giảm 9,58

4 Đất nuôi trồng thủy sản 84,02 Giảm 77,14

5 Đất nông nghiệp khác 21,56 Tăng 17,5

Bảng 1.1: Diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi đến năm 2020 xã Nam Điền [13]

Đất phi nông nghiệp

Trên cở sở đáp ứng đủ đất để bố trí cho mục đích phi nông nghiệp, dự báo đất phi nông nghiệp của xã đến năm 2020 là 364,41 ha, tăng thêm 141,97 ha. Cụ thể như bảng 1.2 sau:

TT Loại đất sử dụng Diện tích (ha) Tăng, giảm (ha)

1 Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, công trình 0,32 0 sự nghiệp

2 Đất quốc phòng ổn định 0,52 0

3 Đất cở sở sản xuất kinh doanh 79,53 Tăng 79,15

4 Đất xử lý, chôn lấp chất thải 1,71 0

Một phần của tài liệu 01050003485 (Trang 30)