Các giải pháp thích ứng với BĐKH

Một phần của tài liệu 01050003485 (Trang 63 - 65)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1Các giải pháp thích ứng với BĐKH

1) Hỗ trợ vốn và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho các hộ nuôi trồng thủy sản

Nam Điền có thuận nhiều thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản như điều kiện giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy (gần biển và sông Đáy). Có HTX nông nghiệp Nam Điền hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng; thức ăn, con giống đều được HTX chọn lựa và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân. Trên địa bàn xã đã có các cơ sở chế biển thủy hải sản chuyên cung câp cho các siêu thị và đại lý. Khả năng bao tiêu sản phẩmthủy sản trong vùng cho các chợ đầu mối, các xã lân cận và sang tỉnh lân cận Ninh Bình khá thuận lợi.

Do xâm nhập mặn ngày càng trở nên phức tạp và không có phương án chống mặn hiệu quả nên chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa, hoa màu sang nuôi trồng thủy hải sản vừa đem lại hiệu quả kinh tế lại đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay là khắc phục và thích ứng với BĐKH cho người dân xã. Chuyển đổi mục đích góp phần xóa đói giảm nghèo đồng thời giảm nguy cơ thiệt hại về người và của khi có thiên tai xảy ra. Phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân, giúp đàn ông không phải đi xa kiếm việc làm, có khả năng phản ứng nhanh khi có thời tiếtnguy hiểm tới.

Hiện nay tại Nam Điền nhiều gia đình đã và đang chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản với nhiều giống cá và tôm có giá trị kinh tế cao. Nhiều hộ dân thoát nghèo nhờ được nhà nước, HTX nông nghiệp Nam Điền và ngân hàng chính sách hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay ưu đãi. Tuy vậy, mới chỉ một phần các hộ dân được tập huấn chuyển giao công nghệ và tiếp cận được các loại hình vốn vay ưu đãi của ngân hàng. Một phần do người dân không đủ điều kiện cho ngân hàng vay vốn; Nguồn vốn hỗ trợ trong ngân hàng chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các hộ dân; Một số hộ dân không có kiến thức về nuôi trồng thủy sản tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa, hoa màu sang nuôi trồng thủy sản nên năng suất, chất lượng chưa cao;

Theo đề án quy hoạch sử dụng đất của Nam Điền, đến thời điểm hiện tại phải chuyển đổi hết diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng màu. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, một số hộ dân không đủ khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng đât nên hiện nay vẫn còn 120ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả chưa được chuyển đổi sang trồng màu và nuôi trồng thủy sản.

Chọn hộ thí điểm chuyển giao vốn, khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản: lựa chọn thí điểm các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước có diện tích đất cần chuyển đổi mục đích trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy hải sản. Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản do HTX nông nghiệp Nam Điền chủ trì, lựa chọn các loại giống cá, tôm phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu thực tiễn. Hỗ trợ xây dựng các đầm tôm, các vật dụng che chắn khi có bão, lũ hoặc các loại hình thời tiết nguy hiểm. Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho người dân khi đến kỳ thu hoạch. Có hỗ trợ về kinh tế cho các hộ dân khi có thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra.

2)Tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt ứng phó với thời tiết xấu;kỹ thuật sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng (ủ phân EM); tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học.

Nông dân chỉ quen với kinh nghiệm truyền thống mà thiếu áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi – trồng trọt nên năng suất không cao, hay gặp rủi ro;hiện nông dân đang lạm dụng phân bón hóa học gây ô nhiễm môi trường, suy thoái đất,ảnh hưởng sức khỏe con người; chi phí cao;

Việc áp dụng công nghệ sinh học (men vi sinh) giúp tăng tính chống chịu thiên tai và tăng năng suất, tiết kiệm chi phí phân bón, giảm công lao động và tăng hiệu quả kinh tế.

Chọn các hộ phù hợp và triển khai mô hình thí điểm; Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật; phát huy việc nông dân tự hướng dẫn cho nhau; Chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật theo hình thức cầm tay chỉ việc và làm ngay tại mô hình; nông dân tự đánh giá và rút kinh nghiệm, chia sẻ; Đánh giá, điều chỉnh và chia sẻ nhân rộng ra cộng đồng; Khuyến khích và hướng dẫn người dân liên kết thành tổ/ nhóm sản xuất men vi sinh ủ phân hoặc men làm đệm lót sinh học nhằm chủ động tại chỗ nguồn phân bón hữu cơ, giảm thiểu rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí phân bón và góp phần cải tạo đất.

Một phần của tài liệu 01050003485 (Trang 63 - 65)