Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu 01050003485 (Trang 44)

7. Cấu trúc luận văn

2.1 Cách tiếp cận

BĐKH vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng, miền, địa phương mà ở đó người dân đặc biệt là người nghèo, người tàn tật và trẻ em chịu ảnh hưởng lớn nhất từ BĐKH. Theo các chuyên gia, cộng đồng có vai trò chủ chốt trong thích ứng và ứng phó với BĐKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community based approach - CBA) là một phương pháp bền vững và được thực hiện dựa trên nguyên tắc “Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH. Cách tiếp cận từ dưới lên dựa vào cộng đồng sẽ tận dụng được những nguồn lực tại chỗ, sẵn có và nhạy bén giúp khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư linh hoạt hơn.

2.2 Phƣơn pháp nghên cứu

2.2.1 Phƣơn pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu còn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu với mục đích nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử nghiên cứu mà đồng nghiệp đi trước đã làm, không mất nhiều thời gian lặp lại những công việc đã được thực hiện (Vũ Cao Đàm, 2008). Đây là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu gồm các công việc chính là thu thập, phân tích và tổng hợp, đánh giá.Những thông tin cần thu thập gồm: cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; các thành tựu lý thuyết đã đạt được; các kết quả nghiên cứu đã được công bố; chủ trương, chính sách liên quan và các số liệu thống kê….[31]

Các thông tin, số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu đã được công bố về BĐKH và rủi ro thiên tai, các tài liệu, dữ liệu cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chương trình của quốc gia và tỉnh Nam Định về ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nước biển dâng và BĐKH ở Việt Nam và tỉnh Nam Định, Luật Phòng chống thiên tai, sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa học, v.v…Các báo cáo, thống kê hàng năm về KT-XH của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phương.

Thông qua tiếp xúc, làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với các cơ quan, tổ chức tại địa phương để thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến nội dung của luận văn. Tất cả các số liệu, tài liệu sau khi thu thập được thống kê, hệ thống và tổng hợp, bao gồm về điều kiện tự nhiên, KT-XH, những biểu hiện, diễn biến và tác động của BĐKH lên khu vực nghiên cứu, các chương trình, dự án, đề tài đã thực hiện...

Số liệu thứ cấp thu thập

+ Số liệu mưa trạm Nam Định từ 1957 đến 2014. + Số liệu nhiệt độ trạm Nam Định từ 1960 đến 2014.

+ Báo cáo “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015 tầm nhìn 2020.

+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Nam Điền – huyện Nghĩa Hưng.

+ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 xã Nam Điền.

+ Kế hoạch: xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút nhà đầu tư phục vụ yêu cầu phát triển KT – XH xã Nam Điền giai đoạn 2016 – 2020.

+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Nam Điền – huyện Nghĩa Hưng.

2.2.2 Phƣơn pháp thu thập số liệu sơ cấp

Quá trình nghiên cứu điều tra khảo sát tại thực địa được tổ chức thành nhiều đợt hướng tới nhiều đối tượng khác nhau tại địa phương. Các đợt khảo sát được tiến hành theo kế hoạch định sẵn với thời gian nhanh nhất, thuận tiện nhất nhằm quan sát thực tế trực tiếp khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, phỏng vấn một số cán bộ làm việc, người dân tại địa phương cũng như đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu.

Từ các số liệu sơ cấp thu thập được, thông qua quá trình phân tích, so sánh sẽ cho kết quả về các biểu hiện của BĐKH, các tác động trong một khoảng thời gian dài tại khu vực nghiên cứu. Thông qua quá trình thu thập số liệu, người thu thập có cái nhìn tổng quan hơn vấn đề cần nghiên cứu và có hướng đi tốt trong quá trình làm luận án.

a. Số liệu sơ cấp thu thập

+ Các tài liệu thực địa về khảo sát và đánh giá CBDRA, tham vấn cộng đồng và chính quyền xã.

+ Các bảng, biểu, câu hỏi điều tra và đánh giá CBDRA kèm theo. + Phỏng vấn cán bộ khuyến nông, người dân tại thực địa.

b. Phƣơn pháp chọn mẫu và công tác thực địa tại xã Nam Điền

Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng tham gia thảo luận nhóm

 Lãnh đạo UBND xã Nam Điền: Cán bộ các phòng khuyến nông, hội Phụ nữ, hội nông dân, hội CTĐ, …

 Trưởng thôn các xóm: xóm 1, xóm 2, …, xóm 10. 

Người dân đại diện cho các xóm tại xã

Chuyên gia hội CTĐ

 Người đã sinh sống tại địa phương nhiều năm và am hiểu tình hình thời tiết địa phương và có khả năng giao tiếp, cung cấp thông tin.

 Độ tuổi đối tượng tham gia thảo luận nhóm từ 25 – 65 trong đó 50% là nam giới, 50% là nữ giới.

 Các hộ dễ bị tổn thương tại các khu vực hay sảy ra thiên tai như: hộ nghèo, gia đình có người khuyết tật, trẻ em.

 Các cá nhân/hộ đa dạng ngành nghề trong đó chủ yếu có các nghành nghề chính đại diện cho địa phương: nông nghiệp(trồng trọt, chăn nuôi), đánh bắt – nuôi trồng thủy sản.

 Cán bộ (thôn trưởng) tại mỗi thôn.

Công tác thực địa

Tổ chức đoàn thực địa gặp cán bộ xã xin ý kiến công tác thực địa. Làm việc với chủ tịch UBND và xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo xã trong thời gian diễn ra thực địa.

Tổ chức thực địa tại các cụm dân cư trên địa bàn xã:

+ Lần 1 gồm 20 thành viên trong đó người dân chủ yếu tại các xóm 8, xóm 9, xóm 10. Các công cụ được đưa vào thảo luận gồm: Lịch sử thiên tai; lịch theo mùa; sơ họa bản đô RRTT; điểm mạnh trong công tác phòng chống thiên tai.

+ Lần 2 gồm 20 thành viên trong đó chủ yếu người dân tại các xóm 2, xóm 3, xóm 4, xóm 5.

Kết thúc đợt thực địa nhóm thực địa làm việc và báo cáo kết quả thực địa với cán bộ xã. Đánh giá kết quả sơ bộ RRTT tại địa bàn xã và lấy ý kiến đóng góp, bổ sung của cán bộ xã.

2.3 Đánh iá tác động của BĐKH dựa vào cộn đồng

2.3.1 Nguyên tắc đánh

 Đảm bảo tính chủ động và huy động được nội lực của người dân; 

Mọi ý kiến đều được ghi nhận;

Có xét đến tác động của biến đổi khí hậu;

Việc thu thập thông tin cần được tiến hành từ dưới lên (thôn, xã);

 Đảm bảo bình đẳng giới và có sự tham gia của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương;

 Các thông tin cần được kiểm chứng và đối chiếu;

Nhóm hỗ trợ kỹ thuật chủ trì và phối hợp với nhóm cộng đồng hướng dẫn để người dân tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, đánh giá, phân tích, xác định ưu tiên và đưa ra giải pháp; kết hợp lồng ghép nâng cao nhận thức cho người dân trong quá trình đánh giá. [1]

2.3.2 Công cụ đánh

Đã có 09 công cụ trong phương pháp đánh giá tác động của BĐKH dựa vào cộng đồng được sử dụng để đánh giá bao gồm:

 Thông tin sẵn có

 Lịch sử thiên tai  Lịch theo mùa

 Sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai

 Điểm mạnh và yếu trong công tác phòng, chống thiên tai  Tổng hợp đánh giá tủi ro thiên tai

 Xếp hạng rủi ro thiên tai  Phân tích nguyên nhân

 Tổng hợp giải pháp phòng chống thiên tai

Bảng 2.1 Các công cụ trong đánh giá tác động của BĐKH[1] 1. Thông tin sẵn có

Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin sẵn có từ các báo cáo, dữ liệu về những thiên tai đã xảy ra tại địa phương và các thông tin liên quan. Những thông tin này giúp cho việc diễn giải chính xác và thiếtlập các mối quan hệ giữa kết quả thu được từ các công cụ khác.[1]

2. Lịch sử thiên tai:

Thu thập thông tin về các loại thiên tai đã xảy ra (5-10 năm gần đây) và những thiên tai lịch sử; thiệt hại do thiên tai, xu hướng và những kinh nghiệm phòng, chống thiên tai của địa phương.[1]

Bảng 2.3: Bảng kết quả tổng hợp lịch sử thiên tai [1]

Hình 2.1: Bảng lịch sử thiên tai xã Nam Điền

3. Lịch theo mùa

Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về thời gian thực hiện các hoạt động kinh tế, xã hội; về mùathiên tai trong năm và xu hướng thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu.Từ đó, nhận biết tác động của thiên tai đến các hoạt động trên và kinh nghiệm phòng, chống thiên tai của người dân. [8]

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp công cụ lịch theo mùa [1]

Hình 2.2: Bảng tổng hợp lịch theo mùa xã Nam Điền

4. Sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai

Xác định các khu vực nguy hiểm và khu vực an toàn tại địa phương đối với từng loại thiên tai. Từ đó, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực của cộng đồng trong công tác phòng, chống thiên tai. [1]

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai [1] 5. Điểm mạnh và yếu trong công tác phòng, chống thiên tai

Thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin và ý kiến đánh giá điểm mạnh và yếu liên quan tới công tác phòng, chống thiên tai của người dân và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; hậu cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ). [1]

Bảng 2.7: Điểm mạnh và yếu trong công tác phòng, chống thiên tai [8]

Bảng 2.8: Bảng kết quả tổng hợp [1]

6. Tổng hợp đánh giá tủi ro thiên tai

Tổng hợp và phân tích các thông tin thu thập được để xác định thiên tai, xu hướng thiên tai, TTDBTT, năng lực và rủi ro thiên tai. [1]

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro thiên tai [1]

7. Xếp hạng rủi ro thiên tai

Xác định các rủi ro, vấn đề, quan tâm ưu tiên của người dân tại địa phương.

Bảng 2.11: Bảng xếp hạng theo địa bàn [1]

8. Phân tích nguyên nhân

Xác định những nguyên nhân sâu xa của các rủi ro, vấn đề và những quan tâm cần giải quyết. [1]

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp phân tích nguyên nhân [1]

Hình 2.4: Hình minh họa nguyên nhân năng suất lúa thấp [1]

9. Tổng hợp giải pháp phòng chống thiên tai

Tổng hợp, đề xuất giải pháp phòng, chống thiên tai cho các nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng: nữ, nam, người nghèo, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật,... [1]

Bảng 2.13: Bảng tổng hợp giải pháp phòng chống thiên tai [1]

CHƢƠNG III: ỨNG DỤNG CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

3.1 Biều hiện của BĐKH tại xã Nam Điền3.1.1 Bão 3.1.1 Bão

Bão có cường độ gió mạnh, di chuyển nhanh. Trong bão có kèm theo mưa to. Diễn biến của bãongày càng phức tạp, khó lường và không theo quy luật.

Điển hình như cơn bão số 5 trong tháng 7/2005 với sức gió giật cấp 11, 12 gây thiệt hại lớn tới người dân toàn xã. Theo thống kê đã có 5 nhà dân bị đổ, 35 nóc nhà bị tốc mái, 20 cột điện đổ, 120ha lúa, 123ha hoa màu bị ảnh hưởng giảm năng suất 75%. 187ha thủy sản gần như bị mất trắng do mưa bão làm ngập toàn bộ vùng nuôi thủy sản, ước tính thiệt hại 80%.

Nguyên nhân thiệt hại là do người dân chủ quan với bão không gia cố nhà chắc chắn. Một số hộ dân có điều kiện kinh tế khó khăn, nhà ở còn tạm bợ nên không có khả năng chống chịu với bão.Hệ thống đê, kênh chưa được đảm bảo để tiêu thoát nước.Đê được đắp đất nên một số tuyến đê bị xói mòn nghiêm trọng.

3.1.2 Lũ, lụt

Nguyên nhân: do mưa to kéo dài kèm theo triều cường làm nước biển dâng cao gây ngập úng trên diện rộng. Những năm gần đây lũ, lụt có dấu hiệu bất thường và không theo quy luật.

Điển hình như những trận lũ xảy ra trong tháng 9/2011 đã làm 53ha lúa bị ảnh hưởng giảm 45% năng suất lúa toàn xã; 114ha hoa màu bị mất trắng trong đó chủ yếu là cà chua, lạc,…Toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản bị mất trắng do ngập úng kéo dài. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Trong tháng 9/2013 lụt toàn xã làm lúa ngập úng 100% diện tích gieo trồng, hoa màu mất trắng; 90% ao hồ ngập, 97ha nuôi trồng thủy sản ngập ước tính thiệt hại 80%. Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng cuộc sống người dân xã. 3,9km đường giao thông xã ngập làm giao thông đi lại khó khăn (đoạn từ chợ Nam Điền đến đê sông Đáy).

Gần đây nhất tháng 8/2014 lụt đã ảnh hưởng toàn xã làm 196ha lúa và hoamàu bị ngập úng; năng suất lúa giảm 35%; hoa màu mất trắng; 70% ao, hồ nuôi trồng thủy sản giảm sản lượng 80%.

Nguyên nhân thiệt hại: do hệ thống cống tiêu thoát nước còn kém, cùng với triều cường lên cao nên dẫn tới nước thoát chậm gây ngập úng diện rộng.

3.1.3 Nhi m mặn

Nguyên nhân: do mưa về muộn (cuối tháng 4 mới có mưa) đã làm nước biển xâm nhập qua đê và tràn vào theo triều cường gây nên hiện tượng nhiễm mặn đất và nước trong các hồ, ao. Độ mặn ngày càng tăng cao, lấn sâu vào toàn xã làm mặn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước (thống kê đo mặn do cán bộ khuyến nông cung cấp).

Điển hình như đợt mặn tháng 5/2011 toàn xã nhiễm mặn 16ha lúa và 114ha hoa màu giảm năng suất 40%. Diện tích ao, hồ bị nhiễm mặn không đạt tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản 70ha thiệt hại 30% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản. Đến tháng 3/2013 tiếp tục nhiễm mặn tại xóm 5, 6,7 làm 53ha lúa giảm năng suất ước tính 50%; diện tích hoa màu giảm năng suất 30%.

Đặc biết mặn trong tháng 3/2014 đã làm cánh đồng lúa xóm 3, 4, 5 mất 20ha giảm năng suất; có 36ha do nồng độ mặn quá cao đã phải chuyển đổi trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản.

Nguyên nhân thệt hại: do lúa vào thời kỳ làm đòng; cây hoa màu đang trong thời kỳ phát triển mạnh; hệ thống tiêu thoát và cung cấp nước đẩy mặn chưa hoàn chỉnh; người dân chậm chuyển đổi diện tích trồng lúa, trồng màu không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

3.1.4 Rét hại

Nguyên nhân: do nhiệt độ bất ổn định, rét hại kéo dài, không theo quy luật và có cường độ nhiệt độ thấp trong thời gian dài.

Điển hình như đợt rét kéo dài 38 ngày từ 13/1 đến 20/2/2008 rét hại đã làm thiệt hại 187ha thủy sản làm giảm sản lượng thủy sản khoảng 70%; 30% số gia cầm nhỏ bị chết rét; 40% diện tích cây màu bị táp và cháy lá. Đến tháng 12/2010 đợt rét kéo dài 42 ngày với nhiệt độ xuống dưới 60C đã làm chết 1/3 diện tích mạ non được reo (khoảng 50ha) với 2.700kg thóc giống; diện tích thủy sản bị ảnh hưởng toàn xã với số lượng cá các loại chết rét ước tính khoảng 10 tấn (chủ yếu cá Vược, cá Song, cá Bống Bớp); 60% diện tích cây màu bị táp và cháy lá; 20% số gia cầm nhỏ bị chết; thiệt hại 1 con trâu và 13 con dê

Gần đây nhất đợt rét đậm, rét hại xảy ra vào cuối tháng 1/2016 cũng với nhiệt độ

Một phần của tài liệu 01050003485 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w