Tác động củaBĐKH đến nông nghiệp

Một phần của tài liệu 01050003485 (Trang 57)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2Tác động củaBĐKH đến nông nghiệp

Trồng trọt

Lúa vụ chiêm từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường bị rét hại và nhiễm mặn làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Đặc biệt rét hại thường làm chết mạ non, giảm năng xuất của lúa vụ chiêm đi từ 30 – 40%. Các xóm thường bị ảnh hưởng là xóm 1,3, 4, 5 thường chết mạ non với 71,6ha bị giảm năng xuất. Vào vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 11 bị ảnh hưởng của bão, lũ lụt, rét hại thường làm chết các diễn tích đã gieo trồng hoặc mất trắng diện tích lúa đang đến gần thu hoạch, thiệt hại ước tính lên tới 25%. Các xóm 2,3,4,10 bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt với diện tích 35ha có nguy cơ mất mùa và giảm năng xuất 30%. Cá biệt có đồng lúa của xóm 3, 4, 5 nhiễm mặn nặng đã không thể trồng lúa phải chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.Đối tượng tham gia sản xuất lúa thường là nữ chiếm khoảng 75%, nam chiếm khoảng 25%.

Toàn xã có 123ha trồng màu chiếm 12% tổng thu nhập, với thời gian quanh năm nên hoàn toàn chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai. Ảnh hưởng nặng nhất tới trồng trọt là 2 loại hình thiên tai rét đậm và hạn hán. Rét đậm thường làm ảnh hưởng lớn tới năng xuất cây trồng hằng năm như: đậu tương, cà chua, …Các xóm thường bị

chết cây giống là xóm 1, 2, 3, 6,7,8 và 9. Những diện tích cây trồng chịu ảnh hưởng của rét hại thường giảm đi khoảng 30% năng xuất của loại cây trồng đó.Giông sét, mưa bão cũng là tác nhân gây thiệt hại tới 40% diện tích trồng màu không thu hoạch được. Đối tượng tham gia trồng màu nữ chiếm 55%, nam chiếm 45%.

Nguyên nhân thiệt hại là do hệ thống tiêu thoát nước khu dân cư và đồng ruộng nhỏ, hẹp và xuống cấp, không đảm bảo nước tưới về mùa hè, thau chua rửa mặn về mùa khô. Toàn xã mới có một cống tiêu thoát nước làm nhiệm vụ tưới tiêu vào mùa khô, thoát lũ vào mùa mưa. Người dân thiếu kiến thức kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chọn giống. Thiên tai xảy ra trùng vụ thu hoạch nên một số diện tích không kịp thu hoạch.

Chăn nuôi

Chăn nuôi chiếm 10% tổng thu nhập toàn xã. Thời gian chăn nuôi quanh năm nên chăn nuôi cũng chịu ảnh hưởng của các loại hình thời tiết xấu như: bão, lụt, nắng nóng, rét hại. Rét hại thường làm chết các loại giống gia cầm nhỏ như: gà, vịt và một số lợn giống. Nắng nóng kéo dài hay lũ lụt cũng làm nguy cơ dịch bệnh tăng cao giảm sự phát triển của con nuôi ảnh hưởng đến tăng trọng. Chăn nuôi nữ chiếm 85%, nam chiếm 15%.

Do chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo mô hình gia trại, cơ sở, vật chất chưa đảm bảo cho chăn nuôi. Công tác vệ sinh chuồng trại chưa đảm bảo dễ để dịch bệnh bùng phát khi nắng nóng và lũ lụt kéo tới. Một số hộ gia đình thiếu vốn đầu tư cho chăn nuôi hoặc chưa chú trọng đầu tư tới chăn nuôi nên khi rét đậm xảy tới thường bị chết đàn gia cầm nhỏ không được che chắn cẩn thận. Khi có dịch bệnh bùng phát, công tác tiêm phòng dịch bệnh chưa được đảm bảo.

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản chiếm 13% tổng thu nhập toàn xã. Có 187ha nuôi trồng thủy sản thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết nguy hiểm thường làm con giống chết, phát triển kém, dịch bệnh hoặc mất trắng không thu hoạch được do lụt. Có 150 hộ dân nuôi trồng thủy sản nằm trong vùng có nguy cơ cao thiệt hại do thiên tai. Theo thống kê của người dân xã, có khoảng 10ha mất trắng do lũ lụt, 26ha cho thu hoạch kém năng xuất do bão, hạn hán và rét đậm. tham gia nuôi trồng thủy sản nam chiếm 70%, nữ chiếm 30%.

Do người dân còn thiếu kiến thức và kỹ thuật chăm sóc đầm tôm. Đa số các đầm nuôi trồng thủy sản nằm gần biển nên khi có các hiện tượng như lũ lụt, hạn hán và bão sẽ bị ảnh hưởng. Đa số hộ dân thiếu vốn xây dựng và cải tạo đầm, nuôi thả theo hướng

tự phát, chưa có mô hình nuôi theo hướng công nghiệp. Chưa có hệ thống bơm chống úng khi có lũ về. Hệ thống tưới, tiêu chưa phù hợp. 90% hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa và nạo vét thường xuyên.

Đánh bắt thủy sản chỉ chiếm 2% tổng thu nhập toàn xã và chủ yếu là nam giới tham gia sản xuất. Tuy nhiên, các phương tiện đi biển của ngư dân vẫn còn thô sơ, kỹ thuật đánh bắt hạn chế và không có kế hoạch cụ thể. Các tàu cá của ngư dân chủ yếu đánh bắt gần bờ và trang bị là tàu gỗ, không có bộ đàm hoặc thiếu các trang thiết bị cứu hộ khi có bão đến. Đánh bắt thủy sản tại xã chưa phát triển, sản phẩm chỉ cung cấp cho các vùng lân cận.

3.2.3 Tác động của BĐKH đến cộn đồn dân cƣ

Các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

Tuy người dân xã Nam Điền đã có nhiều năm kinh nghiệm ứng phó thiên tai, bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn nhưng hiểu biết về BĐKH của người dân còn rất hạn chế hoặc chưa hiểu rõ về BĐKH là như thế nào. Người dân chưa có các kế hoạch, biện pháp ngắn hạn hay dài hạn để ứng phó hay thích nghi với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Kết quả điều tra theo các nhóm đối tượng cho tháy cộng đồng dân cư hay nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất tại đây được xắp xếp như sau:

 Người nghèo  Người già  Trẻ em  Người khuyết tật

Tác động của BĐKH đến cộng đồng dân cư

Là một xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng, Nam Điền hiện có 1700 hộ dân sinh sống trong đó có 650 hộ dân sống ven biển (xóm 1,9,10) có nguy cơ ảnh hưởng mạnh của BĐKH. Hiện tại có khoảng 70% số hộ dân có nhà cấp 4 đã xuống cấp, không an toàn khi có bão cấp 10 trở lên đổ bộ vào. Khi có bão, lốc xoáy xảy ra nhà có nguy cơ sập, tốc mái, hư hỏng nặng có khả năng làm conngười bị thương hoặc chết.Có khoảng 150 chòi canh thủy sản không được kiên cố hóa có nguy cơ sập, bay, tốc mái, hư hỏng khi có bão về.Một số hộ nghèo tại xã không có khả năng ứng phó với BĐKH do điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất như nhà ở, phương tiện di chuyển, phương tiện truyền thông. Các hộ gia đình chưa có hiểu biết về giông sét nên khi có giông sét rất dễ gây thiệt hại cho người dân.Một ví dụ điền hình như trận giông sét tháng 7/2012 xảy ra đã

làm 5 hộ gia đình cháy toàn bộ thiết bị điện.Một hộ gia đình sét đánh làm nứt tường và cháy mái rạ lợp.

Hệ thống truyền thông của xã đã cũ, công suất thấp, xuống cấp nghiêm trọng và không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.Dọc cụm dân cư sinh sống ven đê thiếu trầm trọng các thiết bị truyền thanh và cảnh báo sớm thiên tai. Đặc biệt, các hệ thống đầm nuôi trồng thủy hải sản của các hộ dân ven biển hiện không có hệ thống loa truyền thanh. Nguy cơ người dân không nắm được thông tin khi có thiên tai đến là rất lớn. Một số cụm dân cư thiếu các cụm loa hoặc các loa cũ đã hỏng không sử dụng được. Khi có các thông báo khẩn sẽ làm người dân thiếu các thông tin cần thiết để phòng tránh và ứng phó kịp thời với thiên tai.

Hệ thống đường giao thông mới được nâng cấp phần nào đáp ứng được nhu cầu di chuyển khi có thiên tai đến. Tuy nhiên, chỉ có hệ thống đường trục chính từ chợ Nam Điền đến UBND xã được nâng cấp thành đường nhựa nên mới chỉ đáp ứng được cụm dân cư sinh sống gần đường. Đa số đường trong xóm được đầu tư bê tông hóa nhưng còn khá nhỏ, các loại xe cơ giới lớn như ô tô, xe cứu thương không thể di chuyển. Một số tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng có dấu hiệu nứt nẻ, vỡ, lún nền đường như 2km đường đoạn từ xóm 1, 2, 3, 4.Tuyến đường giao thông giáp đê 58 chưa được kiên cố hóa rất dễ bị sạt lở khi có bão hay lũ tới.

Một số tuyến đê biển còn yếu và đang có nguy cơ bị xói như các tuyến đê biển bằng đất gần sông Đáy.Có 98% hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa.Một số tuyến kênh không được nạo vét đã có hiện tượng phú dưỡng không đảm bảo lưu thông di chuyển của nguồn nước.Nguy cơ ngập úng tiêu thoát nước khi có mưa to hay bão luôn hiện hữu.Vềmùa khô hạn, hệ thống kênh mương không đảm bảo thau chua, rửa mặn do không có hệ thống cống lấy nước hợp lý làm tăng nguy cơ đất nhiễm mặn.Hệ thống trạm bơm tại nông trường Rạng Đông không đủ đáp ứng khả năng cấp nước khi mùa khô hạn tới.Cống lấy nước tưới đặt cuối xã tại sông Đáy chỉ đáp ứng được một nửa diện tích đất nông nghiệp và thủy sản vùng trũng giáp biển.

Nước sạch là một nhu cầu không thể thiếu đối với người dân, tuy nhiêm tại xã Nam Điền hiện nay người dân chưa có nước sạch để sử dụng.Nguồn nước người dân sử dụng chủ yếu là nước mưa và nước giếng khoan.Vào mùa khô, nước sạch là vấn đề lo lắng lớn của người dân tại xã.Nước sạch và vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng do bão lũ làm phát tán các loại chất thải sinh hoạt và chăn nuôi vào môi trường, gây ô nhiễm

cục bộ, đặc biệt là môi trường đất, nước. Hàm lượng các chất độc hại, vi sinh vật trong nước tăng cao vào mùa lũ, người dân một số khu vực sẽ phải sử dụng các nguồn nước không đảm bảo chất lượng, sức khỏe bị ảnh hưởng và có thể phát sinh dịch bệnh mới. Việc thiếu nước sạch sử dụng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và giảm chất lượng cuộc sống.

Ban PCTT – TKCN chưa được tập huấn và diễn tập các tình huống phòng chống thiên tai thường xuyên. Sự phối kết hợp giữa các ban ngành chưa đồng bộ. Người dân chưa được tập huấn kiến thức phòng chống thiên tai nên chưa có ý thức tự giác phòng, chống thiên tai do đó chưa huy động được đầy đủ các phương tiện phòng chống thiên tai khi cần thiết. Nguồn kinh phí duy trì ban khá hạn hẹp, điều kiện vật chất, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn thiếu thốn làm công tác cứu hộ hay khắc phục hậu quả do thiên tai xảy ra chậm. Trang thiết bị cứu nạn như: áo phao, phương tiện thông tin liên lạc có ít hoặc không có. Thống kê cho thấy còn có 20% hộ gia đình không có phương tiện di chuyển nhanh như xe máy, các hệ thống thồn tin liên lạc. Gần như 100% các hộ gia đình không có áo phao nên có nguy cơ mất an toàn khi có lũ lụt hay bão đổ bộ vào với cường độ nhanh và mạnh.

Tác động của BĐKH đến sức khỏe của người dân

Tỷ lệ mắc các bệnh có liên quan BĐKH ngày càng gia tăng, các giai đoạn có tỷ lệ tăng cao đó là giai đoạn xảy ra bão, lũ, mưa kéo dài, nắng nóng và hạn hán do ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch để dùng,…

Bão thường kèm theo mưa to gió lớn gây đổ nhà, tốc mái, đổ cột điện nên đã gây ra không ít tai nạn chết người; lũ lụt là nguyên nhân gây chết đuối ở những đối tượng không biết bơi hoặc bị lũ cuốn đi. Trong khi xảy ra lũ lụt, do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể mệt mỏi cộng thêm việc ăn ở tạm bợ, thiếu thốn, lại phải dầm mưa dãi nắng, ngâm mình lâu dưới nước, lao động nặng nhọc và khẩn trương nên dễ bị cảm lạnh, say nắng và các bệnh về tiêu hóa... Rét đậm và rét hại kéo dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cũng như các bệnh hô hấp khoảng 10-20%, đồng thời các bệnh lý này cũng là những nguyên nhân chính gây tử vong vào mùa rét. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động của đợt rét đối với tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch có thể kéo dài sau 7 - 14 ngày, còn đối với bệnh hô hấp từ 15 - 30 ngày (Trương Quang Học và Trần Đức Hinh, 2008).

Tại xã Nam Điền, trạm y tế thiếu các trang thiết bị y tế cận lâm sàng (máy siêu âm, máy xét nghiệm). Cán bộ y tế còn mỏng, số thuốc phục vụ cho thiên tai còn hạn chế vì vậy nguy cơ khi có thiên tai ập tới, ngành y tế không đủ năng lực cứu trợ kịp thời cho những vùng có người dân gặp tại nạn. Cơ sở vật chất tại trạm y tế chưa được duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng hàng năm nên đang có hiện tượng xuống cấp và không đủ điều kiện khám chữa bệnh cho người dân như phòng khám sản của trạm y tế.

Người già, trẻ em, người khuyết tật và phụ nữ là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động của thời tiết và thiên tai. Khi có bão, lũ do điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh nên rất dễ tạo ra các ổ dịch làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Một số trận nắng nóng và rét đậm gần đây nhất đã ảnh hưởng tới sức khỏe của người già và trẻ em trên toàn địa bàn xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác động của BĐKH đến vệ sinh môi trường

Môi trường nước của xã Nam Điền đang chịu ảnh hưởng tiêu cực và đáng báo động khi nguồn nước thải sinh hoạt và sản xuất của người dân không được thu gom và xử lý. Hiện đa số nước thải sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân và cơ sở sản xuất, chế biến thủy hải sản đều xả thẳng ra môi trường.Chăn nuôi đang là hướng phát triển của xã vì vậy số hộ gia đình lập trang trại ngày càng tăng. Tuy nhiên, số hộ đáp ứng đủ chỉ tiêu an toàn vệ sinh chăn nuôi khá thấp. Đa số là các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ, vệ sinh môi trường còn thiếu hiểu biết, nước thải chăn nuôi trực tiếp đổ ra các cống, rãnh rồi thải ra hệ thống mương thoát nước chính của xã đã làm ô nhiễm môi trường nước và không khí. Hệ thống kênh, mương thoát nước được xây dựng lâu, một số đã xuống cấp và hư hỏng nên khi nước thải sinh hoạt và chăn nuôi đổ ra đã ứ đọng tạo thành các điểm mất vệ sinh an toàn. Khi có ngập úng và mưa bão nước thải bẩn tràn ra xung quanh, gây ô nhiễm mội trường.Nguy cơ tạo dịch bệnh cho người dân và vật nuôi là rất lớn khi mùa mưa bão về.

Thêm vào đó, các bãi rác là các bãi rác hở, ẩm thấp.Một số bãi rác được chôn lấp nhưng chưa qua xử lý có nguy cơ khi có mưa bão với cường độ lớn, các bãi rác này bị ngập, nước rác rò rỉ ra ngoài môi trường xung quanh gây tác động đến môi trường và sức khỏe người dân tại khu vực và làm ô nhiễm khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển.

Bên cạnh đó, theo khảo sát về nhà vệ sinh của các hộ gia đình, tỷ lệ số hộ dân tại Nam Điền có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế còn thấp (55%).

3.2.4 Tác động của BĐKH nhìn từ óc độ giới

BĐKH gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương, đặc biệt đối với phụ nữ. Các loại hình thiên tai đã tác động mạnh tới sản lượng và năng xuất trong nông nghiệp, chăn nuôi của các hộ dân tại xã trong đó phụ nữ tham gia sản xuất chiếm từ 75% trở lên. Thu nhập giảm, phụ nữ phải làm việc vất vả hơn để kiếm tiền trong khi họ vẫn phải chăm sóc con cái và gia đình, còn nam giới có thể tìm kiếm các công việc khác để tăng thu nhập. Về khả năng thích ứng, cơ hội tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp của nam giới lớn hơn phụ nữ và nam giới cũng có khả năng đi làm thuê theo mùa vụ ở các nơi khác nhiều hơn.

BĐKH ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của phụ nữ làm ảnh hưởng tới năng xuất

Một phần của tài liệu 01050003485 (Trang 57)