Kinh nghiệp quản trị rủi ro tín dụng của một số nƣớc trên thế giới và các kinh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 43 - 47)

các kinh nghiệm cho hệ thống Ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam

1.4.1.. Singapore

 Kinh nghiệp của các ngân hàng thƣơng mại Singapore

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ quá hạn, nợ xấu thông qua các cơ chế, chính sách cho vay, thành lập ủy ban giám sát ngân hàng cũng nhƣ mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh hiện tại, Singapore quy định những ngƣời ký kết các khoản tín dụng phải chịu trách nhiệm trƣớc tiên trong việc thực hiện phân loại tín dụng chính xác dựa trên những đánh giá về tình hình tổng thể (khả năng thanh toán từ các nguồn thu nhập thông thƣờng, triển vọng phát triển,..) và có thể thay đổi kết quả phân loại trong quá trình phê chuẩn thông thƣờng hay vào bất cứ thời điểm nào khác. Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh, các ngân hàng thƣơng mại Singapore đƣợc yêu cầu xây dựng „Danh mục theo dõi‟ để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm

vấn đề bất ổn về tín dụng. „Danh mục theo dõi‟ không phải là danh mục phân loại, mà là danh sách khách hàng đang tồn tại những vấn đề rủi ro tín dụng tiềm ẩn cần quan tâm. Những khách hàng có tên trong danh sách theo dõi không phải là những khách hàng bị xếp loại vào loại nợ cần chú ý hoặc thấp hơn, mà đều là những khách hàng đƣợc xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên trong trƣờng hợp dấu hiệu cảnh báo sớm có nhiều hƣớng có ảnh hƣởng bất lợi đối với khách hàng vay, khi đó cần xem xét để có thể xếp loại khách hàng vào nhóm nợ cần chú ý hoặc thấp hơn.

Đối với các khoản nợ đƣợc phân loại vào nợ xấu, thì tối đa trong vòng 30 ngày làm việc, các cán bộ tín dụng phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt để theo dõi để : xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và tài sản ký quỹ, khi cần thiết có thể sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ và tài sản đó ; Đánh giá khả năng của khách hàng và sẵn sàng thực hiện cơ cấu lại nợ trong một khoảng thời gian thích hợp ; Trƣờng hợp cần thiết sẽ tiến hàng những thủ tục pháp lý thích hợp để thu hồi các khoản tín dụng ; Đƣa ra chiến lƣợc thu hồi khoản nợ cũng nhƣ phân loại vào các nhóm nợ thích hợp ; Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra thƣờng xuyên hơn đối với các khoản nợ này.

Đối với các khoản nợ xấu đƣợc trích lập dự phòng đầy đủ, MAS (The Monetary Authority of Singapore) cho phép các ngân hàng thƣơng mại đƣợc xóa nợ xuống còn 1 đô la Singapore, bất kể tình trạng có thể thu hồi đƣợc khoản nợ nhƣ thế nào. Diều này nhằm phục vụ cho các mục đích giám sát. Báo cáo danh mục các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng cụ thể của các ngân hàng thƣơng mại bắt buộc phải đƣợc nộp tới hội đồng quản trị của ngân hàng thƣơng mại và MAS để quản lý.

Với việc quản lý nợ xấu nhƣ trên, nhìn chung t lệ nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại Singapore không cao và thông thƣờng nếu có phát sinh một

khoản nợ xấu ở ngân hàng thƣơng mại thì gần nhƣ ngay lập tức khoản nợ đó sẽ đƣợc xử lý.

 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở DBS Bank.

DBS Bank là ngân hàng đa năng, một ngân hàng điển hình ở Singapore đƣợc thành lập năm 1968, phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính. Hiện tại DBS Bank là ngân hàng có quy mô lớn nhất ở Singapore, có các chi nhánh ở Hong Kong, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nƣớc trên thế giới. Là một ngân hàng chiếm thị phần lớn ở khu vực châu Á, DBS Bank đƣợc đánh giá là ngân hàng dẫn đầu trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ. DBS Bank cung cấp nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho khách hàng, bao gồm các hoạt động tài trợ cho vay, hoạt động đầu tƣ tài chính, đầu tƣ chứng khoán. DBS Bank đã đƣợc xếp hạng tín dụng „AA-„ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Năm 2002, ngân hàng đã nhận giải thƣởng ngân hàng quản trị rủi ro xuất sắc của Châu Á.

Quản trị rủi ro là một trong những chiến lƣợc dài hạn của DBS Bank, đƣợc thực hiện và quán triệt ở nhiều cấp. DBS Bank đã có những chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động nhƣ : thuê công ty tƣ vấn hỗ trợ quản trị rủi ro ; xây dựng hội đồng xử lý rủi ro ; chú trọng đầu tƣ con ngƣời và công nghệ cho hệ thống quản lý rủi ro. Công tác này luôn đƣợc kiểm tra và giám sát bởi hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng.

Theo báo cáo thƣờng niên của DBS Bank, rủi ro mà DBS Bank quan tâm : quản trị rủi ; rủi ro tín dụng ; rủi ro cấu trúc thị trƣờng ; rủi ro thanh khoản ; rủi ro thƣơng mại. Theo DBS Bank thì rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình về khoản nợ. Rủi ro tín dụng từ một số hoạt động nhƣ : hoạt động cho vay, hoạt động thƣơng mại, hoạt động về chứng khoán phái sinh và một số hoạt động trong thanh toán các giao dịch.

Công tác quản trị rủi ro tín dụng của DBS Bank thể hiện ở một số mặt sau :

Chính sách tín dụng là những nguyên tắc chung nhất, thống nhất chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng, hƣớng dẫn và chỉ đạo chung hoạt động tín dụng.

Hội đồng xử lý rủi ro chịu trách nhiệm họp bàn và đƣa ra những quyết định về vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro nhƣ : mức cho vay, hạn mức, chính sách tín dụng, quyết định ngừng cấp tín dụng và một số nhiệm vụ khác. Hội đồng xử lý rủi ro còn chịu trách nhiệm kiểm tra tình trạng tín dụng những khoản tín dụng lớn và có dấu hiệu rủi ro, xác định danh mục đầu tƣ. Ngoài ra, Hội đồng xử lý rủi ro còn nhiệm vụ cập nhật, thay đổi chính sách tín dụng, chính sách hạn mức theo sự biến động tình hình kinh tế chính trị của vùng, ngành.

Danh mục tín dụng đƣợc phân tích và phê duyệt theo từng nhóm khách hàng dựa trên việc đánh giá rủi ro. Mỗi ngƣời vay sẽ đƣợc tính điểm bởi „Hệ thống xếp hạng rủi ro‟. Với đa số các khách hàng, việc xếp hạng rủi ro dựa trên một số tiêu chí sau : tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh, thị phần, vồn và trình độ quản lý. Hệ thống đánh giá tín dụng là công cụ để đánh giá cơ cấu tín dụng, tài sản đảm bảo, bảo lãnh và rủi ro chuyển đổi khác vì vậy có thể coi đây là công cụ để đánh giá chất lƣợng danh mục tín dụng, đo lƣờng rủi ro và cuối cùng là để đƣa ra quyết định

Ủy ban đánh giá tài sản có trách nhiệm tham gia cùng hội động xử lý rủi ro đƣa ra chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, Ủy ban còn thực hiện việc giảm sát rủi ro lãi suất, t giá.

Diều hành rủi ro : xây dựng khung pháp lý điều hành rủi ro, đƣa ra cơ chế tự kiểm soát đánh giá, từ đó đánh giá từng đơn vị rủi ro và cơ chế quản lý từng đơn vị rủi ro đó.

Thực hiện theo chƣơng trình Basel II : Ủy ban Basel đƣợc thành lập đảm bảo DBS Bank hoạt động theo tiêu chuẩn của Basel II.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 43 - 47)