Có thể nói ngân hàng là mạch máu cho toàn bộ nền kinh tế và là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc. Do vậy, nếu ngân hàng gặp rủi ro trong bất cứ hoạt động nào, đặc biệt là rủi ro tín dụng thì nó sẽ gây ra những hậu quả vô cùng lớn không chỉ riêng bản thân từng ngân hàng mà còn gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế quốc gia.
1.2.4.1. Đối với ngân hàng
Khi gặp rủi ro tín dụng tức là ngân hàng không thu đƣợc nợ lãi, một phần hoặc toàn bộ nợ gốc tiền vay, nhƣng về phía ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ gốc và lãi cho số tiền huy động từ các tầng lớp dân cƣ và các doanh nghiệp khác, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối thu chi. Khi không thu đƣợc tiền nợ vay dẫn đến vòng quay vốn tín dụng giảm, mất cơ hội kinh doanh, chi phí tăng cao ngoài dự kiến, làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nếu rủi ro lớn sẽ mất khả năng thanh khoản làm mất lòng tin của ngƣời gửi tiền cũng nhƣ ngƣời vay và suy giảm tín nhiệm của ngân hàng trên thị trƣờng tiền tệ quốc tế, gây khó khăn trong quan hệ vay vốn nƣớc ngoài, thiết lập quan hệ đại lý với nƣớc đó, hạn chế năng lực cạnh tranh. Hiệu quả kinh doanh thấp, ngân hàng không có tiền chi trả lƣơng cho nhân viên, những ngƣời có năng lực tốt sẽ rời khỏi ngân hàng làm cho ngân hàng càng khó khăn thêm và có nguy cơ bị phá sản.
Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, hoặc thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh khoản và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền không tốt đến các ngân hàng và bộ phân kinh tế khác, tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ ngƣời gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng
khác, làm cho các ngân hàng khác cũng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản.
1.2.4.2. Đối với nền kinh tế - xã hội
Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần kinh tế khác, là kênh thu hút và bơm tiền đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, đời sống cho tất cả các bộ phận kinh tế. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng hoặc thậm chí gây ảnh hƣởng xấu đến các ngân hàng khác sẽ ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cƣ, các doanh nghiệp không có tiền trả lƣơng dẫn đến đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, sự khủng hoảng của các ngân hàng ảnh hƣởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hƣởng đến nền kinh tế thế giới, vì ngày này nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc ngày càng nhiều vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ tiền tệ, đầu tƣ giữa các nƣớc phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nƣớc sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các nền kinh tế có liên quan, ví dụ : cuộc khủng hoảng cho vay dƣới chuẩn của Mỹ (2007) dẫn đến sự phá sản của hàng loạt ngân hàng, làm nền kinh tế Mỹ suy thoái và tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu.