Giải pháp hạn chế, xử lý khi rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 107)

4.3.1. Tăng cƣờng hiệu quả lý nợ có vấn đề.

Nợ xấu là điều không ngân hàng nào mong muốn nhƣng nó vẫn luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng nhƣ một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bƣớc tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã đƣợc thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyển thống, cụ thể :

Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản đảm bảo, thái độ của khách hàng ; phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng ; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.

Lựa chọn phƣơng pháp xử lý : phƣơng pháp khai thác hay phƣơng pháp thanh lý. Việc lựa chọn phƣơng pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.

4.3.2. S dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Vì vây sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực k quan trọng.

Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng vào bảo hiểm công trình (đối với dự án đầu tƣ), bảo hiểm hàng hoá...

Hoàn thiện về mặt pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Cần thoả thuận việc hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hoàn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.

4.3.3. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích l p dự phòng

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nọ quá hạn đối với các trƣờng hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

4.4. Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc và Chính phủ

4.4.1. Nâng cao chất lƣợng quản lý, điều hành

Nâng cao vai trò định hƣớng trong quản lý và tƣ vấn cho các ngân hàng thƣơng mại thông qua việc thƣờng xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trƣờng, đƣa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo,

định hƣớng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa đƣợc rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM

Ngân hàng Nhà nƣớc cần phối hợp với bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc trong thủ tục phát mại tài sản nên có những hƣớng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, của cơ quan công an, của chính quyền cơ sở, của Sở Tài nguyên Môi trƣờng làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tƣ liên ngành hƣớng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hoá từng công việc trong thi hành án.

Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng nhƣ : bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hƣớng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các NHTM vừa đa dạng các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

4.4.2. Tăng cƣờng hoạch định chính sách

Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hƣớng quá đột ngột gây ảnh hƣởng đến hoạt động của NHTM

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng là một đòi hỏi cấp bách, Nhà nƣớc phải không ngừng tạo ra môi trƣờng pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn đầu tƣ. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trƣờng kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng.

Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời mọi sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi đƣợc chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế.

Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, làm thế nào để trong trƣờng hợp ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản sau khi cho vay thì khi xử lý nợ, ngân hàng đƣợc toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo đó để thu nợ nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình thủ tục và thời gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay nhƣ hiện nay.

Thúc đẩy thị trƣờng tài chính, trƣớc hết là thị trƣờng liên ngân hàng và thị trƣờng tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tƣ nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng.

4.4.3. Nâng cao chất lƣợng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Một trong những bộ phận đƣợc NHTM sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt nhất là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lƣợng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các

tín dụng là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hoá các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng nhƣ cung cấp thông tin tín dụng đƣợc thông suốt, kịp thời.

Ngoài ra, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đƣa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê cho các NHTM tham khảo.

Hiện nay, các ngân hàng chƣa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn chặn và hạn chế rủi ro tín dụng. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC nhƣ là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.

4.4.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm soát

Thực hiện thƣờng xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dƣới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đƣa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.

Chƣơng trình thanh tra cần đƣợc xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin đƣợc thu thập cần phân tích kỹ lƣỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên đƣợc cải tiến sao cho chƣơng trình thanh tra đảm bảo kiểm soát đƣợc NHTM, thể hiện vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hƣởng đến các hoạt động của các NHTM.

Cần xây dựng phƣơng án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhanh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trƣờng hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.

Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, đƣợc cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị tƣờng để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác có thể đƣa ra các nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

NHNN phải theo dõi chặt chẽ việc việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

Hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của NHNN chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM thì Thanh tra NHNN chƣa thực hiện việc này một cách có hệ thống, chƣa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chƣa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Vì vây, để thanh tra NHNN thực hiện đƣợc vai trò đánh giá giữa hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra NHNN thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM.

KẾT LUẬN

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội nói riêng cũng nhƣ tại SHB chi nhánh Hà Nội, với thu nhập từ hoạt động tín dụng thƣờng chiếm từ 80%-85% tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hƣớng tập trung vào hoạt động tín dụng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân NHTM mà còn đối với cả nền kinh tế.

Dựa trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM, luận văn đã tập trung phân tích công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – chi nhánh Hà Nội. Xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đã tập trung vào các nội dung cụ thể nhƣ :

Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – chi nhánh Hà nội trong giai đoạn 2012-2015

Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2012-2015

Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – chi nhánh Hà Nội. Từ đó, luận văn tâp trung đƣa các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – chi nhánh Hà Nội cùng với các kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ.

Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô để hoàn thiện luận văn của mình.

DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Frederik S.Mishkin ,(1995), Ti n tệ, Ngân hàng và Thị trường tài

chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, (2004), Thông tƣ số 49/2004/TT-BTC “ Hƣớng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng nhà nƣớc”, Hà Nội.

3. Võ Thị Thuý Anh và Lê Phƣơng Dung (2009), Giáo trình Nghiệp vụ

tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Phan Thị Cúc (2009), Giáo trình Bài t p – bài giảng nghiệp vụ ngân

hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành

phố Hồ Chí Minh.

5. Lê Vinh Danh (2009), Giáo trình Ti n và hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Giáo trình L thuyết tài chính ti n tệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phan Thị Thu Hà (2009), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải thành phốHồ Chí Minh.

8. Lê Thị Mận (2010), Giáo trìnhL thuyết tài chính ti n tệ, Nhà xuất bản Lao động Xã hội Hà Nội.

9. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung (2011), Giáo trình Ti n tệ

ngân hàng của Nhà xuất bản Phƣơng Đông thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Minh Kiều(2011), Giáo trìnhNghiệp vụ ngân hàng thương

mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Thủy, 1996. Nh ng giải pháp cụ thể chủ yếu hạn chế rủi

ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,

Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả, Đại học Kinh tế quốc dân

13. Nguyễn Đình Thiện, 2013. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Chi nhánh Thăng Long: Th y gì qua quản l rủi ro tín dụng, Tạp chí

Kinh tế và Dự báo tháng 8/2013.

14. Lê Thị Huyền Diệu, 2010. Lu n cứ khoa học v ác định mô hình quản

l rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Luận án tiến

sĩ kinh tế Học viện Ngân hàng.

15. Nguyễn Đức Tú, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Công thương Việt nam, Luận án tiến sĩ kinh tế Đại học Kinh tế Quốc

dân.

16. Đặng Vũ Hƣng, 2013. Quản trị rủi ro trong cho vay lại vốn ODA

của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế Học viện Tài

chính.

17. Nguyễn Quang Hiện, 2016. Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP

Quân đội, Luận án tiến sĩ kinh tế Học viện Tài Chính.

18. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014, 2015 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – chi nhánh Hà Nội.

Tiếng Anh

1. Basel committee on banking supervision, 2006, Result of the fifth

quanlitative impact study (QISS 5),

https://www.bis.org/bcbs/qis/qis5results.pdf.

Basel Committee on Banking Supervision, 2012, Core Principles for

Effective Banking Supervision, http://www.bis.org/publ/bcbs230.htm.

2. Julapa Jagtiani, James Kolari, Catharine Lemieux and Hwan Shin, 2003, Early warning models for bank supervision: Simpler could be better,

https://www.chicagofed.org/publications/economic- perspectives/2003/3qeppart4

3. Jun Hua Sun, 2009, Basel II implementation in the chinese banking

system, Simon Fraser University, http://summit.sfu.ca/item/670.

4. Kozo Ishimura, 2008, The impact of the Basel Ii accord on the US.

and Japanese financial systems, http://dev.wcfia.harvard.edu/us-

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 107)