Nhóm các giải pháp về thị trường vốn

Một phần của tài liệu cac_nhan_to_anh_huong_toi_cau_truc_von_cua_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam (Trang 65 - 66)

Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được những sản phẩm của thị trường, đồng thời có các cơ chế quản lý giám sát hiệu quả là những tiêu chí đề ra cho nhóm giải pháp về thị trường vốn. Các biện pháp cụ thể trong nhóm giải pháp này gồm có:

Thứ nhất, đẩy mạnh việc phát triển thị trường trái phiếu tại Việt Nam. Mặc dù thị

trường trái phiếu đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tuy nhiên, quy mô của thị trường này là nhỏ khi so sánh với quy mô của thị trường cổ phiếu xét về số lượng các công ty phát hành và khối lượng giao dịch. Đa phần các trái phiếu là trái phiếu Chính phủ, số

cũng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, khi kênh huy động vốn vay bằng việc phát hành trái phiếu chưa thực sự hiệu quả. Các biện pháp cụ thể của giải pháp này gồm có: Thành lập tổ chức định mức tín dụng chuyên nghiệp để đánh giá một cách khách quan uy tín cũng như năng lực tài chính của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Điều này sẽ tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư khi tham gia mua bán các loại trái phiếu của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần có những cơ chế phát triển thị trường trái phiếu thứ cấp. Khi thị trường này thật sự phát triển, khả năng thanh khoản trái phiếu tăng lên sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc phát hành trái phiếu mới.

Thứ hai, sớm hình thành và phát triển thị trường vay tài chính một cách chuyên

nghiệp. Thị trường vay tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Sự tiếp cận của các doanh

nghiệp này chưa nhiều, thậm chí sự hiểu biết về những sản phẩm như thế này còn hạn chế. Ngay cả các công ty cho thuê tài chính, cung cấp vay tài chính cũng chưa thực sự chuyện nghiệp tại Việt Nam. Các văn bản, quy định hoạt động của thị trường này chưa thực sự hoàn thiện. Chính vì lý do đó, một kiến nghị đặt ra là cần sớm xây dựng và phát triển hoàn thiện thị trường vay tài chính tại Việt Nam.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế quản lý thông tin doanh nghiệp niêm yết, các chuẩn mực

báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Biện pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến chất

lượng thông tin công bố từ các doanh nghiệp. Nếu như các chuẩn mực được xây dựng trên một cơ sở khoa học chặt chẽ, sẽ nâng cao được sự minh bạch thông tin từ hoạt động của doanh nghiệp đến với công chúng, nâng cao niềm tin cho nhà đầu tư. Ngược lại, khi thông tin công bố bị làm sai lệch đi so với thực tế sẽ giảm sút niềm tin vào nhà đầu từ, và sẽ là khó khăn lớn của doanh nghiệp trong việc huy động vốn từ công chúng qua cả hai kênh trái phiếu và cổ phiếu.

Một phần của tài liệu cac_nhan_to_anh_huong_toi_cau_truc_von_cua_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam (Trang 65 - 66)