Tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu cac_nhan_to_anh_huong_toi_cau_truc_von_cua_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam (Trang 26 - 27)

Có nhiều quan điểm cho rằng khi tốc độ tăng trưởng ngày càng cao thì đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm xuống. Điểm quan trọng ở đây đó là với tốc độ phát triển cao, doanh nghiệp sẽ phát hành nhiều cổ phần thay vì đi vay nợ để giảm thiểu việc chia sẻ quyền lợi giữa cổ đông và các chủ nợ. Đồng tình với các quan điểm trên là các nghiên cứu của các học giả Barclay và Smith (1995); Cochrane (2001); Rajan và Zingales (1995). Bên

cạnh đó, tốc độ tăng trưởng là một yếu tố tàng hình, sẽ chỉ làm gia tăng giá trị công ty nhưng sẽ không đáng kể khi công ty đối mặt với chi phí phá sản. Theo như Myers (1984), tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với chi phí phá sản cao hơn. Bởi thế, theo lý thuyết cân bằng (Trade-off Theory), do các chi phí phá sản, doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh đó, Titman và Wessels (1988)cũng khẳng định chi phí trung gian cao hơn với các ngành tăng trưởng nhanh do sự đa dạng về lựa chọn phương án đầu tư trong tương lai. Bởi thế, theo lý thuyết trung gian, tỷ lệ nợ sẽ được cho là có xu hướng giảm.

Tuy nhiên, một vài nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng cao dẫn tới đòn bẩy tài chính tăng lên. Minh chứng bằng việc các công ty có tốc độ tăng trưởng cao được cho là các công ty có sức khỏe tốt trên thị trường vốn vay và dễ dàng tiếp cận đến nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, với triển vọng phát triển tương lai, những công ty này có thể sẽ tăng lượng vốn vay để duy trì cơ hội tăng trưởng cao trong tương lai (Chen, 2003). Ngược lại, theo như Bevan và Danbolt (2002) tăng trưởng cao đồng nghĩa với tỷ lệ đòn bẩy dài hạn cao nhưng tỷ lệ đòn bẩy ngắn hạn sẽ thấp đi.

Một phần của tài liệu cac_nhan_to_anh_huong_toi_cau_truc_von_cua_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam (Trang 26 - 27)