Sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 – 2007

Một phần của tài liệu cac_nhan_to_anh_huong_toi_cau_truc_von_cua_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam (Trang 36 - 38)

Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một sự tăng trưởng nóng từ năm 2006 đến 03 tháng đầu năm 2007. Chỉ số VN Index tăng 144.5% năm 2006 và tăng thêm 56% vào 02 tháng đầu năm 2007. Tổng cộng tính đến tháng 02/2007, VN Index đã tăng 281 phần trăm so với cuối năm 2005. Việc tăng trưởng mạnh này đã kéo theo một sự mở rộng nhanh chóng về quy mô các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán, từ 41 doanh nghiệp cuối 2005 đến 110 vào tháng 07/2007. Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết mới xuất hiện trên sàn vào 02 tháng cuối 2006 khi các công ty cố gắng tận dụng lợi ích từ sự thay đổi trong chính sách thuế diễn ra những tháng cuối năm 2006. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tăng từ 0.6 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2005, chiếm 1% GDP, và đạt đỉnh điểm là 23 tỷ đô la Mỹ, chiếm 34% GDP, vào cuối tháng 02/2007. Khối lượng giao dịch hàng ngày cũng tăng từ mức bình quân 10 triệu đô la Mỹ trong tháng 01/2006 đến khoảng 70 triệu đô la Mỹ vào cuối tháng 02 và đầu tháng 03/2007.

Các nhà đầu tư thị trường và các nhà quản lý ban đầu rất hào hứng với những thông tin tăng trưởng, nhưng sau đó đã có những quan ngại về sự phát triển nóng của thị trường khi các chỉ số đều tăng cao vào những tháng đầu 2007. Một số lượng lớn quan sát viên đã khuyến cáo rằng, cố phiếu trên thị trường đang có dấu hiệu định giá cao hơn nhiều so với giá trị thật, thể hiện ở điểm tỷ số P/E của các công ty niêm yết có sự chênh lệch lớn so với mặt bằng chung của thị trường mặc dù các công ty này không có những dự án kinh doanh và cơ hội phát triển tiềm năng trong tương lai. Một rủi ro nữa đó chính là sự thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin và những sơ hở của việc quản lý trong giai đoạn mới hình thành thị trường, cùng với đó là tâm lý đầu tư bầy đàn của một bộ phận lớn các nhà đầu tư, trong đó có số lượng lớn là các cá nhân nhỏ lẻ thiếu thông tin hiểu biết về thị trường. Các nhà quản lý cũng đã lo ngại về một sự phát triển nóng của dòng vốn đổ vào thị trường của thể dẫn đến những tổn thất trong tương lai với các nhà đầu tư nội địa cũng như những sự đe dọa đến sự ổn định tài chính xã hội. Chính điều này mà trong giai đoạn này

Ủy Ban chứng khoán Nhà nước đã tăng cường các biện pháp quản lý, các quy định đối với các nhà đầu tư và tổ chức tham gia vào thị trường.

Bảng 2.1: Tỷ số P/E tại các thị trường mới nổi từ 2006 đến 02/2007

(Nguồn: Báo cáo IMF – Việt Nam và các vấn đề nổi bật, 2007)[16,32-35]

Bên cạnh đó, sự không hoàn thiện của thị trường cũng là vấn đề đáng quan tâm. Một rủi ro tiềm ẩn có thể nảy sinh khi có sự liên kết giữa các giao dịch ngầm bên trong giữa các ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán của họ, điều này có ảnh hưởng lớn đến sự tin cậy và triển vọng phát triển dài hạn của thị trường.

Nói tóm lại, đặc điểm về sự phát triển nóng của thị trường ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn này được thể hiện ở hai khía cạnh sau:

Thứ nhất, do lợi ích từ việc phát hành cổ phiếu và cổ phiếu được bán giá cao hơn so với giá trị thực tại, đây sẽ là một động lực lớn để các nhà quản lý doanh nghiệp tận dụng lợi thế này. Chính vì thế mà để gia tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp, việc phát hành cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế hơn so với vốn đi vay trong giai đoạn này.

Thứ hai, do đây là giai đoạn nhà nước đang đẩy mạnh và khuyến khích việc cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa. Rất nhiều các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn này có xuất phát từ các doanh nghiệp nhà nước.

Số liệu cung cấp từ hai sàn giao dịch HNX và HOSE ở hình 2.1 cho thấy trong hai năm 2006 và 2007, tỷ lệ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng

phần nguyên nhân chính là sự suy thoái của thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu nói chung trong giai đoạn này.

Hình 2.1: Tăng trưởng nợ và vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE từ 05/2004 đến 08/2007

(Nguồn: HOSE, 2007)

Một phần của tài liệu cac_nhan_to_anh_huong_toi_cau_truc_von_cua_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam (Trang 36 - 38)