Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu cac_nhan_to_anh_huong_toi_cau_truc_von_cua_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam (Trang 41 - 42)

Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp có thể được giải thích bởi các lý thuyết kinh tế khác nhau và đôi khi kết quả của các lý thuyết này lại có phần trái ngược. Ngoài ra, mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường doanh nghiệp hoạt động, lĩnh vực và các đặc điểm kinh tế xã hội văn hóa khác. Hay nói một cách khác, đặc điểm của từng thị trường và từng

khoa học này bên cạnh việc tìm ra các nhân tố có sự ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp, sẽ còn phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố theo các nhóm ngành.

Không như các doanh nghiệp tài trợ vốn bằng 100% vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ quyết định tỷ lệ đòn bẩy của mình dựa trên nhiều yếu tố: WACC, rủi ro và các cơ hội đầu tư. Chính vì thế, trước tiên rất cần thiết để hiểu được tầm quan trọng của cấu trúc vốn trong việc định giá doanh nghiệp và kế tiếp hiểu được các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc vốn và trong từng điều kiện cụ thể, sự ảnh hưởng của các nhân tố nào tuân theo quy luật tài chính nào. Một cách tổng quát, các vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong đề tài này có thể khái quát qua ba câu hỏi nghiên cứu sau:

1. Đâu là những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam?

2. Chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào?

3. Đâu là những vấn đề còn tồn tại trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Hai câu hỏi đầu tiên mang tính chất định lượng và sẽ được tiến hành nghiên cứu để tìm ra câu trả lời bằng các mô hình kinh tế lượng sẽ được trình bày ở phần sau. Câu hỏi thứ 3 mang tính chất định tính. Hiện tại do thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra đâu thực sự là một cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp. Việc thực hiện tính toán khá phức tạp và cần phải xem xét cả sự khác nhau giữa các đặc điểm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, thời gian và môi trường kinh tế vĩ mô. Chính vì thế, việc trả lời câu hỏi thứ 3 này sẽ chỉ mang tính chất chủ quan đánh giá của tác giả dựa trên số liệu phân tích hồi quy từ hai câu hỏi đầu tiên và sẽ được trình bày trong chương 3.

Một phần của tài liệu cac_nhan_to_anh_huong_toi_cau_truc_von_cua_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam (Trang 41 - 42)