6. Kết cấu khóa luận
2.1.7.2 Giấy làm việc tại công ty
Giới thiệu về giấy làm việc
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán sẽ ghi lại quá trình thực hiện công việc kiểm toán cũng như tất các các ý kiến, phát hiện của mình trên giấy làm việc để sau này tổng hợp lại kết quả kiểm toán và thực hiện các
công việc kết thúc kiểm toán.Có 2 loại giấy làm việc đó là giấy làm việc theo mẫu chuẩn và không theo mẫu chuẩn, danh sách các giấy làm việc được chi tiết trong phần chỉ mục hồ sơ kiểm toán tổng hợp. Do có sự thay đổi về chuẩn mực kiểm toán áp dụng cho kiểm toán niên độ 2013 nên giấy làm việc và chương trình làm việc của năm 2013 đã được công ty sửa đổi , bổ sung nhiều thủ tục áp dụng trong quá trình kiểm toán.
b. Các từ viết tắt, ký hiệu quy ước, ký hiệu tham chiếu trong giấy làm việc
Để đạt được mục tiêu của chương trình kiểm toán mẫu (đơn vị đang áp dụng) là tạo ra sự thống nhất, thuận tiện cho việc đào tạo, kiểm tra; thuận tiện áp dụng phần mềm kiểm toán trong tương lai…, VACPA đã yêu cầu các kiểm toán viên và Doanh nghiệp kiểm toán sử dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA thì tuân thủ hệ thống chỉ mục hồ sơ, ký hiệu tham chiếu theo quy định của Chương trình kiểm toán mẫu. Kiểm toán viên chỉ được sử dụng các ký hiệu tham chiếu cụ thể hơn cho các giấy tờ làm việc chi tiết không có mẫu chuẩn (C) và các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập được. Mỗi giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, kể cả các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập được đều phải ghi các ký hiệu tham chiếu với các giấy tờ chi tiết và ngược lại, các giấy tờ chi tiết có tham chiếu ngược lại các giấy tờ trong các phần hành liên quan.
Bảng 2.1 : Các ký hiệu trong giấy làm việc kiểm toán
Ký hiệu Ý nghĩa
Đã đối chiếu với số dư năm trước
Đã đối chiếu với số sổ cái và sổ chi tiết
Đã kiểm tra chứng từ gốc hoặc các tài liệu có liên quan Đã thực hiện cộng dồn
Đã kiểm tra lại các phép tính số học
∅ Đã gửi thư xác nhận
⊗ Đã được bên thư 3 xác nhận, đã nhận được thư phúc đáp. Số liệu khớp đúng, đồng ý với thư xác nhận
W Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh. Cần bổ sung chứng từ hoặc các tài liệu khác
có liên quan (To watch out).
W Không cần theo dõi nữa, đã điều chỉnh hoặc bổ sung chứng từ gốc.
OK Các bút toán điều chỉnh đã được Kế toán trưởng hoặc người có trách nhiệm đồng ý
Trưởng nhóm đồng ý với nhận xét, kết luận của kiểm toán viên cấp dưới/trợ lý kiểm toán viên
Thành viên Ban kiểm soát đồng ý với kết luận của kiểm toán viên trên giấy làm Cấp duyệt cao nhất (thành viên Ban Tổng Giám đốc) đồng ý với kết luận của kiểm toán viên trên sự điều chỉnh của Ban kiểm soát
X Ký hiệu này điền trong ô vuông (□) để thể hiện có tài liệu lưu trong hồ sơ kiểm
toán hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là đúng NA Không áp dụng / None applicable
BS Khớp với số liệu trên Bảng CĐKT/ Agreed to balance sheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện kiểm toán viên đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐKT
Khớp với số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh/ Agreed to
PL profit and loss statement: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện kiểm toán viên đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
PY Khớp với số liệu trên BCKT năm trước/ Agreed to Previous year ‘s report: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện kiểm toán viên đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên kiểm toán viên đã kiểm toán năm trước
TB Khớp với số liệu trên Bảng CĐPS/ Agreed to trial balance: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện kiểm toán viên đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐPS
LS Khớp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp/ Agreed to leadsheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện kiểm toán viên đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp
GL Khớp với số liệu trên Sổ Cái/ Agreed to general ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện kiểm toán viên đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Sổ Cái tài khoản
SL Khớp với số liệu trên sổ chi tiết/ Agreed to sub- ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện kiểm toán viên đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên sổ chi tiết tài khoản
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC)
2. 1.7.3 Chu trình kiểm toán tổng quát tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, đồng thời để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, quy trình kiểm toán BCTC do công ty AAC thực hiện qua ba giai đoạn sau: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành cuộc kiểm toán.