Nguyên tắc ghi nhận

Một phần của tài liệu hoan-thien-cong-tac-kiem-toan-khoan-muc-phai-thu-khach-hang-tai-cong-ty-tnhh-kiem-toan-va-ke-toan-aa146 (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu khóa luận

1.3.3Nguyên tắc ghi nhận

Theo “Chế độ kế toán doanh nghiệp” của Bộ Tài Chính, ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 thàng 3 năm 2006 có đưa ra những quy định trong ghi nhận các khoản phải thu khách hàng:

- Nợ phải thu được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán.

- Đối tượng phải thu là khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua bán sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả tài sản cố định và bất động sản đầu tư.

- Không phản ánh vào tài khoản 131 các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (tiền mặt, séc, thu qua ngân hàng).

- Trong hạch toán chi tiết tài khoản 131, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, các loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ phải thu không đòi được. - Trong quan hệ mua bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận

giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng thì người mua có quyền yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng hoá hoặc trả lại hàng đã giao.

Một phần của tài liệu hoan-thien-cong-tac-kiem-toan-khoan-muc-phai-thu-khach-hang-tai-cong-ty-tnhh-kiem-toan-va-ke-toan-aa146 (Trang 25 - 26)