Thực trạng báo cáoADR tự nguyện

Một phần của tài liệu LA 2017 Tran Thi Lan Anh (Trang 28 - 31)

1.4.1.Thực trạng về kiến thức và thái độ của nhân viên y tế đối với hoạt động báo cáo ADR

Một báo cáo ADR chủ yếu xuất phát từ việc nhân viên y tế điều trị hay chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ một thuốc nào đó là nguyên nhân gây ra biến cố cụ thể trên người bệnh do vậy rất cần thiết sự sẵn sàng tham gia của họ trong hệ thống báo cáo tự nguyện.

Dựa trên các quan điểm của Inman, nhiều nghiên cứu đã thực hiện khảo sát kiến thức và thái độ của NVYT đối với hoạt động báo cáo ADR bằng phương pháp phỏng vấn theo bộ câu hỏi có nhiều lựa chọn hoặc tính điểm theo thang đo Likert. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không phải tất cả các lý do mà Inman đưa ra đều hoàn toàn chính xác [79].

Tổng hợp các nghiên cứu thực trạng về kiến thức và thái độ của NVYT được trình bày ở bảng 1.2.

Bảng 1.2. Kiến thức và thái độ của NVYT đối với hoạt động báo cáo ADR

Nội dung Tỷ lệ xác định

theo nghiên cứu

Kiến thức của NVYT

Tên tác giả chính [TLTK]

Không biết đến quy định và quy 4,5% Ghazal Vessal [107]

trình báo cáo 66,1% Joseph O Fadare [71]

16% Elisabet Ekman [50]

71,9% Sandeep A [96]

54,4% Zoriah Aziz [34]

69% Enwere O.Okezie [91]

51% [48]

Không biết loại ADR nào cần 48,3% Joseph O Fadare [71]

báo cáo 22,7-74,0% Zoriah Aziz [34]

42% [48]

86,7% Hasford J. [62] Không biết đến hệ thống báo

cáo ADR

52,2% 0-44,9%

Li Qing [77] Zoriah Aziz [34]

Nội dung Tỷ lệ xác định theo nghiên cứu

Tên tác giả chính [TLTK]

Không chắc chắn về mối quan hệ nhân quả 43% 26,5% 81,9% 74% 63,5-71,7% Ghazal Vessal [107] Enwere O.Okezie [91] Changhai Su [99] Zoriah Aziz [34] Hasford J. [62] Thiếu kiến thức lâm sàng 68,6% Changhai Su [99]

36,4% Kazeem A Oshikoya

32,3% [74]

[58]

Thái độ của NVYT

Không thấy lợi ích của báo cáo 50,0% Sandeep A [96]

5,7% Changhai Su [99]

ADR đã được biết quá rõ 23% Ghazal Vessal [107]

26,2% Changhai Su [99]

68,9% Elisabet Ekman [50] 41,4% Zoriah Aziz [34]

85% Williams D. [115]

ADR nhẹ không đáng để báo 27% Ghazal Vessal [107]

cáo 43,9% Zoriah Aziz [34]

70,8-71,7% Hasford J. [62]

Sợ bị quy kết trách nhiệm 46,49% Rajesh A Kamtane [73] 0,7-0,8% Hasford J. [62]

28,8% Santosh KC [98]

Mẫu báo cáo không có sẵn 60,4% Li Qing [77]

23% Ghazal Vessal [107]

30,5% Changhai Su [99]

93,61% Rajesh A Kamtane [73]

26,1% Santosh KC [98]

Không có thời gian đ ể báo cáo 9% Ghazal Vessal [107] (việc báo cáo mất thời gian) 22,5% Elisabet Ekman [50]

Nội dung Tỷ lệ xác định theo nghiên cứu

Tên tác giả chính [TLTK] 45,7% Changhai Su [99] 17,2% Zoriah Aziz [34] 35% Anneke Passier [93] 36,4% Santosh KC [98]

Không có kinh phí hỗ trợ 0% Ghazal Vessal [107]

4,2% Zoriah Aziz [34]

18,2% Kazeem A Oshikoya

6,5-13,1% [74]

Hasford J. [62] Tin rằng các thuốc lưu hành trên

thị trường đều an toàn

33,2% Santosh KC [98]

Bên cạnh đó, thái độ của nhân viên y tế còn được nghiên cứu thông qua mong muốn phản hồi về báo cáo ADR. Phản hồi cho người báo cáo có thể là một thư xác nhận đã nhận được báo cáo kết quả đánh giá phản ứng có hại của thuốc với tư vấn thông tin thuốc kèm theo hay một ấn phẩm như bản tin Thông tin thuốc/Cảnh giác Dược, các thông tin cảnh báo an toàn thuốc hoặc hội thảo tổng kết hoạt động chuyên môn để truyền tải những thông tin mới nhất về tình hình báo cáo tự nguyện trong nước và áp dụng những thông tin này trong sử dụng thuốc hợp lý, an toàn tới các đối tác trong hệthống.

Một nghiên cứu khảo sát các bác sĩ bệnh viện thực hiện ở Thụy Điển cho thấy 79% các đối tượng khảo sát mong muốn nhận được thư phản hồi có đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa phản ứng và thuốc nghi ngờ [50]. Theo một nghiên cứu ở Nepal, các NVYT mong muốn nhận được các phản hồi thường xuyên dưới hình thức gửi thư. Trong đó 71,2% đối tượng được phỏng vấn mong muốn nhận được thông tin về an toàn thuốc trong nước, về các ADR mới (65,8%) và thông tin về an toàn thuốc trên thế giới (64%) [98].

Một nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên gồm dược sĩ, bác sĩ phòng khám đa khoa và các bác sĩ chuyên khoa trong số 1200 người đã từng báo cáo ADR tới trung tâm Cảnh giác Dược của Hà Lan (Lareb) để gửi bộ câu hỏi khảo sát. Kết quả cho thấy đa số NVYT không hài lòng nếu như họ chỉ nhận được thư xác nhận. Việc phản hồi đầy đủ kết quả đánh giá ADR được coi rất quan trọng đối

với hoạt động báo cáo ADR trong tương lai. 80,3% người trả lời cho rằng những phản hồi như vậy đã góp phần nâng cao kiến thức của họ trong phát hiện, xử trí và dự phòng ADR [68].

Một phần của tài liệu LA 2017 Tran Thi Lan Anh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w