Xây dựng kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luan an(3) (Trang 126 - 130)

Thực nghiệm sư phạm là quá trình ứng dụng các giải pháp đã lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên các trường đại học tại thành phố Vinh. Mục đích của thực nghiệm là kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp đã lựa chọn. Đây là quá trình tác động có định hướng để đạt được mục đích đề ra là nâng cao thể lực, kỹ năng thực hành các môn TT, nâng cao kết quả học tập môn GDTC của sinh viên và đẩy mạnh phong trào hoạt động TDTT của nhà trường.

Đê tiến hành thực nghiệm các giải pháp đã lựa chọn trong luận án này chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể:

Với giải pháp về chương trình ngoại khóa: Chúng tôi phối hợp với Đoàn thanh niên trường Đại học Vinh thành lập các CLB TT ngoại khóa gồm CLB Bóng chuyền, CLB Bóng chuyền hơi, CLB Bóng đá, CLB Taekwondo, CLB Aerobic, CLB Bóng rổ, CLB cầu lông và CLB Yoga- Zumba - Gym tại trung tâm thể thao HD của nhà trường.

Tổ chức thực hiện các giải pháp: Chúng tôi phối hợp với Đoàn thanh niên nhà trường làm công tác tuyên truyền quảng bá thành lập CLB đến từng đoàn viên thông qua treo băng rôn khẩu hiệu và triệu tập cuộc họp cán bộ Đoàn của các Liên chi đoàn và Chi đoàn để triển khai. Đoàn trường làm công tác tổ chức, cho sinh viên đăng ký CLB, thu một ít kinh phí phục vụ cho việc đặt đồng phục tập luyện và mua sắm thêm một số dụng cụ cần thiết. Giáo viên và sinh viên chuyên ngành khoa GDTC đảm nhiệm công tác hướng dẫn tập luyện các môn thể thao theo kế hoạch.

Chương trình các môn thể thao ngoại khóa: Sau khi chúng tôi xác định thành lập các CLB thể thao ngoại khóa cho sinh viên thì chúng tôi đã thông qua BCN khoa GDTC để cử giảng viên biên soạn chương trình giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa trên và đã được Hội đồng khoa học khoa GDTC phê duyệt (ở phần phụ lục).

Kế hoạch thực nghiệm: Có tới 8 CLB TT được sinh viên đăng ký tập luyện ngoại khóa, chúng tôi xây dựng kế hoạch TN mỗi tuần 3 buổi và kéo dài trong 10 tháng. Nhưng chúng tôi chọn 4 CLB để thực hiện đánh giá các test thể lực theo Quyết định 53/2008/QĐ- BGD&ĐT, các CLB khác vẫn tiến hành tập luyện ngoại khóa bình thường. Kế hoạch tập luyện của 4 CLB thực nghiệm được cụ thể ở bảng 3.22 sau:

Bảng 3.22: Kế hoạch tập luyện các môn thể thao ngoại khóa của sinh viên

trường Đại học Vinh.

Kế hoạch tập luyện ngoại khóa theo tuần

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7

1 Bóng chuyền x x x

2 Bóng đá x x x

3 Võ Taekwondo x x x

4 Aerobic x x x

( Giờ tập luyện: Mùa đông từ 17h30-19h30; Mùa hè từ 18h00-20h00) Như vậy, với kế hoạch trên chúng tôi tiến hành cho sinh viên trường Đại học Vinh tập luyện theo chương trình ngoại khóa từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 06 năm 2018 theo lịch trình cụ thể:

CLB Bóng chuyền và CLB Võ Taekwondo: Tập luyện ngoại khóa tuần 03 buổi thứ 2, thứ 4, thứ 6, mỗi buổi 120 phút.

CLB Bóng đá và CLB Aerobic: Tập luyện ngoại khóa tuần 03 buổi thứ 3, thứ 5, thứ 7, mỗi buổi 120 phút.

Tổ chức thực hiện các giải pháp xã hội hóa trong các hoạt động TDTT của nhà trường: Với giải pháp về xã hội hóa trong các hoạt động TDTT của nhà trường chúng tôi phối hợp với Trung tâm dịch vụ - Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp của trường Đại học Vinh để tiến hành thực hiện các giải pháp đã lựa chọn trên. Để triển khai các giải pháp trên chúng tôi tiến hành liệt kê các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan mật thiết trong mọi lĩnh vực hợp tác với nhà trường. Từ đó lên kế hoạch phối hợp giao lưu thể thao và kêu gọi tài trợ cho các hoạt động TDTT của sinh viên nhà trường.

Khách thể nghiên cứu: Căn cứ vào điều kiện thực tiễn cơ sở vật chất, sân bãi, chương trình giảng dạy chính khóa cũng như nhu cầu tập luyện các môn thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Vinh. Luận án tiến hành thực nghiệm trên sinh viên khóa 58(khóa tuyển sinh năm 2017) của trường Đại học Vinh với 250 sinh viên(trong đó có 128 nam, 122 nữ) và được chia thành 4 nhóm thực nghiệm và 2 nhóm đối chứng.

Nhóm thực nghiệm 2(TN2): Gồm 43 sinh viên nam học CLB bóng đá Nhóm thực nghiệm 3(TN3): Gồm 40 sinh viên nữ học CLB Aerobic

Nhóm thực nghiệm 4(TN4): Gồm 40 sinh viên nữ học CLB Taekwondo Nhóm đối chứng 1(ĐC1): Gồm 43 nam không tham gia học CLB ngoại khóa của chúng tôi tổ chức.

Nhóm đối chứng 2(ĐC2): Gồm 42 nữ không tham gia học CLB ngoại khóa của chúng tôi tổ chức.

Hai nhóm đối chứng không tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa do chúng tôi tổ chức mà có thể tự tập luyện theo tính tự phát hoặc không tập luyện TDTT ngoại khóa.

Thời gian thực nghiệm chương trình ngoại khóa từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 06 năm 2018.

Các chỉ số đánh giá thể lực theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT gồm: Nằm ngửa gập bụng tối đa (lần/30s); Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 30m xuất phát cao (giây); Chạy con thoi 4 x 10m(giây); Chạy tùy sức 5 phút (m)

Trước khi thực nghiệm luận án đã lựa chọn đối tượng thực nghiệm và kiểm tra trình độ thể lực chung của các nhóm sinh viên theo CLB được thể hiện ở bảng 3.23 và 3.24 dưới đây:

Bảng 3.23: So sánh kết quả 5 test thể lực chung trước thực nghiệm của Nam sinh viên trường Đại học Vinh ở nhóm thực

nghiệm và đối chứng.

Test Nằm ngửa Bật xa tại Chạy 30m Chạy con Chạy tùy

gập bụng tối chỗ (cm) xuất phát thoi 4 x sức 5 phút

Nhóm đa (lần/30s) cao (giây) 10m(giây) (m)

ĐC1 ± 14,81 ± 0,72 202,2 ± 4,36 5,76 ± 0,17 13,62 ± 0,35 859,2 ± 18,3 (n=43) Cv % 4,86 2,16 2,95 2,57 2,13 ± 14,91 ± 0,80 204,0±4,26 5,80±0,14 13,54±0,41 855,6±18,1 TN1 Cv % 5,37 2,09 2,41 3,03 2,11 (n=42) TTính 1 0,61 1,93 1,19 0,98 0,91 ± 15,02 ± 0,85 200,9±3,55 5,72±0,12 13,51±0,31 865,4±20,75 TN2 Cv % 5,66 1,77 2,10 2,29 2,40 (n=43) TTính 2 1,24 1,52 1,29 1,55 1,47 TBảng 2,023 P >0,05

nhóm thực nghiệm 1 và nhóm thực nghiệm 2 so với nhóm đối chứng 1 không có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P > 0,05 khi TTính 1 và TTính 2 <TBảng. Bên cạnh đó giá trị hệ số biến sai Cv của các test đều nhỏ hơn 10%, điều này chứng tỏ trình độ thể lực chung trước thực nghiệm của nam sinh viên các nhóm là tương đối đồng đều. Từ đó chúng ta có thể tiến hành thực nghiệm và so sánh song song trên các nhóm đối tượng trên.

Bảng 3.24: So sánh kết quả 5 test thể lực chung trước thực nghiệm của Nữ sinh viên trường Đại học Vinh ở nhóm thực nghiệm và đối chứng.

Test Nằm ngửa Bật xa tại Chạy 30m Chạy con Chạy tùy

gập bụng tối chỗ (cm) xuất phát thoi 4 x sức 5 phút

Nhóm đa (lần/30s) cao (giây) 10m(giây) (m)

ĐC2 ± 12,74 ± 0,73 153,8 ± 3,40 6,87 ± 0,13 14,43 ± 0,31 765,7 ± 15,0 (n=42) Cv % 5,85 2,21 1,89 2,15 1,96 ± 12,95 ± 0,62 153,2±3,10 6,92±0,14 14,56±0,38 762,2±20,94 TN3 Cv % 4,78 2,02 2,02 2,61 2,75 (n=40) TTính 3 0,64 0,83 1,72 1,69 0,87 ± 13,03 ± 0,78 155,1±3,61 6,81±0,15 14,29±0,38 769,8±19,15 TN4 Cv % 5,99 2,33 2,20 2,66 2,49 (n=40) TTính 4 1,77 1,67 1,94 1,89 1,08 TBảng 2,023 P >0,05

Qua bảng 3.24 chúng ta thấy trình độ thể chực chung ở 5 test của nữ sinh viên nhóm thực nghiệm 3 và nhóm thực nghiệm 4 so với nhóm đối chứng 2 không có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P > 0,05 khi TTính 3 và TTính 4 <TBảng. Bên cạnh đó giá trị hệ số biến sai Cv của các test đều nhỏ hơn 10%, điều này chứng tỏ trình độ thể lực chung trước thực nghiệm của nữ sinh viên các nhóm là tương đối đồng đều. Từ đó chúng ta có thể tiến hành thực nghiệm và so sánh song song trên các nhóm đối tượng trên.

Như vậy sinh viên nam và nữ của các nhóm thực nghiệm và đối chứng được đánh giá là tương đương nhau không có sự khác biệt về trình độ thể lực trước thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Luan an(3) (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w