Phát triển TDTT và nâng cao thể lực cho học sinh, sinh viên chính là mục tiêu quan trọng, nhằm tạo ra những con người đầy đủ trí và lực, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chăm lo GDTC trong nhà trường và đạt được những thành quả nhất định. Ngành TDTT cũng đã quan tâm và có sự thực hiện cam kết giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ trưởng chủ nhiệm Uỷ ban TDTT chính thức ngày 20/6/2000. Hai ngành đã phối hợp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh nâng cao chất lượng GDTC trong trường học. Công tác GDTC trong các trường đại học có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ tri thức mới, để thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Giai đoạn học tập trong các trường đại học của sinh viên là một giai đoạn quan trọng nhất trong việc chuyển biến từ những bậc học mầm non đến hết phổ thông. Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên trở thành những người cán bộ khoa học, có đầy đủ sức khoẻ, trí thức, có phẩm chất đạo đức và có thể hoạt động một cách độc lập sáng tạo trong chuyên ngành của mình. Trong toàn hệ thống giáo dục thì GDTC có vai trò rất to lớn, thông qua các hoạt động TDTT, sinh viên phát triển một cách hài hoà, cân đối, tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng lực làm việc, nhanh chóng thích nghi với điều kiện học tập, sinh hoạt mới.
Bằng những hoạt động phong phú của mình, GDTC còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện, hình thành và phát triển cho sinh viên những phẩm chất ý trí, lòng dũng cảm, tính quyết đoán, kiên trì, ý thức tổ chức kỷ luật. Cũng như giáo dục cho sinh viên lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết tập thể, tính trung thực thẳng thắn và cao thượng. Tạo nên nếp sống lành mạnh, vui tươi, đẩy lùi, xoá bỏ những hành vi xấu và những tệ nạn xã hội. Như vậy, mục tiêu của hệ thống GDTC trong các trường đại học là đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hoá xã hội có
trình độ cao, hoàn thiện về thể chất, phát triển hài hoà về mọi mặt, có tư tưởng tác phong đạo đức XHCN. Đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện tốt các mục tiêu đó, công tác GDTC trong các trường đại học phải giải quyết đồng thời các nhiệm vụ cơ bản sau:
Giáo dục đạo đức XHCN, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực, lành mạnh, giáo dục tinh thần tự giác học tập và rèn luyện TDTT, chuẩn bị sẵn sàng lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.
Cung cấp cho sinh viên những lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để rèn luyện TDTT, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT ở cơ sở.
Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của sinh viên, phát triển cơ thể một cách hài hoà, xây dựng những thói quen lành mạnh và khắc phục những thói xấu, tệ nạn cuộc sống. Nhằm tận dụng thời gian và công việc có ích đạt kết quả cao trong quá trình học tập, đạt được những chỉ tiêu thể lực cho từng đối tượng trên cơ sở tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi.
Giáo dục óc thẩm mỹ, tạo điều kiện nâng cao trình độ thể thao, các tố chất thể lực cho sinh viên”.[8]
Trong những năm gần đây công tác giáo dục thể chất và TDTT trong trường học đã có những tiến bộ.Việc dạy và học thể dục nội khóa trong các trường từ phổ thông đến đại học đều đi vào nề nếp. Thậm chí nhiều trường, đã thực hiện giờ học nội khóa với trang phục thể thao bắt buộc. Các hình thức hoạt động thể thao trong sinh viên, học sinh ngày càng được mở rộng với quy mô và chất lượng cao hơn. Đã có những trường đại học thành lập nhiều đội tuyển ở các môn như: Bòng chuyền, bóng đá, điền kinh, cờ vua, Aerobic, Bóng rổ... Các hoạt động thể thao sinh viên đã được hai ngành Giáo dục& Đào tạo và TDTT phối hợp chỉ đạo chặt chẽ, đã có tác dụng thiết thực, góp phần tăng cường sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho học sinh, sinh viên và ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Đặc biệt Hội thể thao Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp đã tổ chức nhiều giải thể thao ở tầm cỡ lớn mạnh rộng khắp và rất bài bản. Hội cũng tham gia nhiều giải thể thao do Tổng cục TDTT tổ chức. Hội thi nghiệp vụ Sư phạm, văn nghệ và TDTT thường niên có gần 5000 sinh
viên, cán bộ, thầy cô giáo của tất cả các trường Sư phạm trong cả nước tham dự. Mặt khác hai ngành đã chỉ đạo, tổ chức thành công Hội nghị khoa học GDTC và y tế trường học hàng trăm thầy cô giáo và các nhà khoa học tham gia nghiên cứu khoa học. Với rất nhiều công trình khoa học đã được báo cáo tại Hội nghị, góp phần nâng cao công tác giảng dạy và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên.
1.4. Cơ sở lý luận khoa học tổ chức và quản lý giáo dục thể chất Quản lý TDTT góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu xã hội hóa thể thao của Đảng và Nhà nước, qua đó xác định các mục tiêu thực tế có nhu cầu cho TDTT, phối hợp với các cơ quan nhà nước, bảo đảm các điều kiện cần thiết như: Công tác tư tưởng, cán bộ, vật chất, kỹ thuật để giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu của TDTT. “Quản lý TDTT nhằm phát triển TDTT với tư cách là một công tác cách mạng”.
Quản lý TDTT nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá - thể thao của nhân dân và góp phần nâng cao, thoả mãn nhu cầu văn hoá - tinh thần của mọi người.
Khi ý thức rèn luyện TDTT nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá - thể thao của nhân dân và góp phần nâng cao, thoả mãn nhu cầu văn hoá - tinh thần của mọi người. Tính mục đích của quản lý TDTT được hình thành trên cơ sở nhu cầu của xã hội về TDTT. Những tác động TDTT chỉ đạt được hiệu quả nếu có ý thức tốt về sự phát triển TDTT. Tác động các phương pháp quản lý còn làm hình thành ý thức tổ chức kỷ luật cho tập thể giáo viên, học sinh, vận động viên, huấn luyện viên.
Việc thực hiện mục tiêu của xã hội và TDTT phải được thực hiện qua việc hoạch định các quỹ thời gian, biện pháp. Chỉ tác động có ý thức và có kế hoạch thì mới tạo nên mục đích rõ ràng. Mỗi Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đều có mục đích rõ ràng cần thiết.
Tổ chức quản lý GDTC phải đảm bảo tiến hành một cách khoa học và kết hợp chặt chẽ giữa TDTT chính khoá và TDTT ngoại khoá. Trong đó chức năng quản lý và giáo dục trong giờ học thể thao thể hiện: Giờ học TDTT là một phương tiện có hiệu quả để phát triển hài hoà và cân đối những khả năng và thể lực của con người, có ảnh hưởng tích cực đến những phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức thẩm mỹ của nhân cách con người. Khoa học quản lý TDTT đã chỉ rằng, công tác GDTC trong nhà trường hay là TDTT cho thế hệ trẻ có mục đích và nhiệm vụ chính là: “Góp phần phát triển năng lực toàn diện và đặc thù của mỗi học sinh, sinh viên. Đồng thời góp phần
vào việc hoàn thiện khả năng nhằm đạt thành tích về thể chất – thể thao cho các em học sinh, sinh viên”.[28].
Trong đó mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể thao trong trường học
là:
Xúc tiến qúa trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể thao của học sinh, sinh viên.
Phát triển được các tố chất thể lực và trạng thái chức năng của cơ thể. Phát triển năng lực phối hợp động tác.
Phát triển năng lực tâm lý cho các em, sẵn sàng phấn đấu trong tập luyện và thi đấu thể thao.
Tạo cho các em ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, xây dựng tính hứng thú bền vững lâu dài cho học sinh, sinh viên.
Giáo dục đạo đức TDTT xã hội chủ nghĩa.
Do đó, nhiệm vụ của công tác tổ chức quản lý GDTC trong nhà trường, phải đưa một chương trình giảng dạy TDTT thống nhất có tính kế thừa từ lứa tuổi mẫu giáo đến bậc đại học. Đồng thời, việc xác định mục tiêu công tác TDTT trong thế hệ trẻ không nên chỉ xác định mục tiêu kiến thức không, mà phải đảm bảo tính thống nhất giữa các mặt: Kiến thức, thể lực, kỹ thuật động tác trong khung chương trình, cần phải đưa chương trình dạy học thể dục ở phổ thông đến đại học mở thành pháp lệnh. Cần có chế độ thích hợp để động viên việc tổ chức hướng dẫn hoạt động ngoại khoá cho học sinh, sinh viên. Trong công tác GDTC phải bảo đảm thực hiện tốt việc tập luyện, huấn luyện, giảng dạy, thi đấu thể thao trong học sinh, sinh viên. Tổ chức các câu lạc bộ thể thao, các lớp tự tập luyện, các đội tuyển các môn thể thao. Có như vậy, công tác quản lý giảng dạy và học tập GDTC trong các trường mới đạt kết quả như mong muốn.