Yếu tố về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Luan an(3) (Trang 49 - 50)

Trong sự phát triển của nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì việc hoạch định chiến lược phát triển và được đưa vào hệ thống chính sách đường lối nhà nước thì mới có các cơ chế chính sách phát triển bền vững và ổn định.

Theo Lê Đức Luận: “Xu thế của giáo dục thế kỷ 21: Đối với các nước phát triển là xuất khẩu giáo dục, đối với các nước chậm phát triển sẽ phải nhập khẩu giáo dục. Theo tôi thiển nghĩ, chúng ta nên có chính sách cụ thể khuyến khích các trường đại học tăng cường hợp tác quốc tế. Coi đó như một tiêu chí, thước đo về chất lượng, thương hiệu của trường đại học. Việc đánh giá dựa vào: Số lượng chương trình hợp tác, liên kết đào tạo có hiệu quả với các trường đối tác nước ngoài; Số lượng sinh viên nước ngoài đang theo học ở tại trường” [82].

Trong tình hình hiện nay để phát triển TDTT trường học, nhà nước cần có chính sách cụ thể và tăng cường ngân sách để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn viên TDTT; đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi và dụng cụ tập luyện cho hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học từ cấp học mầm non trở lên. Thực hiện mỗi trường đều có giáo viên TDTT và có sân bãi, dụng cụ tập luyện. Nhà nước cần xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích về giáo dục thể chất đối với trường học cũng như đối với giáo viên, học sinh. Có thể coi đây là khâu đột phá để phát triển thể thao trường học.

Trước hết cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp chính quyền các cấp về tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ thể chất cho thế hệ trẻ, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chăm sóc sức khỏe thể chất cho thế hệ trẻ phải được toàn xã hội quan tâm và tham gia một cách tự giác, tích cực. Cần có sự phối hợp thống nhất và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội trong thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Theo Lê Quý Phượng: Trong mối quan hệ với đời sống kinh tế - xã hội, phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội nhằm chăm lo cho con người, phục vụ đắc lực cho những nhiệm vụ phát triển đất nước về mọi mặt:

kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng. TDTT là phương tiện có hiệu quả và có khả năng thực thi để ngăn chặn tình trạng sa sút về sức khoẻ của nhân dân, đặc biệt là của thế hệ trẻ, từng bước nâng cao thể lực của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lao động trong những điều kiện mới và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Với ý nghĩa đó, phát triển TDTT được coi là nội dung quan trọng của chính sách xã hội. Cương lĩnh của Đảng đã khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đồng thời nêu rõ một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội là “bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất” [83].

Theo Trương Anh Tuấn: Thể dục thể thao trường học là bộ phận cơ bản của nền TDTT nước ta. Quan tâm lãnh đạo công tác TDTT trường học có ý nghĩa chiến lược to lớn, một mặt nhằm thúc đẩy giáo dục thể chất, nâng cao sức khỏe, thể lực, đời sống văn hóa tinh thần của học sinh để chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực, mặt khác nhằm góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, phát triển tài năng thể thao cho đất nước.

Một trong những biện pháp để TDTT trường học có thể vượt qua những khó khăn, thách thức là:

Nhà nước cần có chính sách phát triển TDTT trường học. Sức khỏe thể chất là cơ sở quan trọng của sức khỏe tâm thần và trí tuệ con người. Vì vậy phát triển TDTT trường học để nâng cao sức khỏe thể chất của thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của công tác chăm sóc và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm phát triển bền vững đất nước và bảo vệ tổ quốc.

Trong tình hình hiện nay, để giải quyết những khó khăn yếu kém kéo dài của TDTT trường học, Nhà nước cần có một chương trình quốc gia về phát triển TDTT trường học với những mục tiêu cụ thể và thiết thực nhằm tạo ra khâu đột phá để phát triển TDTT trường học trong tương lai [69].

Một phần của tài liệu Luan an(3) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w