Phương pháp này giúp chúng tôi tiến hành đo các chỉ số hình thái cơ thể, với đề tài này tôi tiến hành đo chiều cao đứng và cân nặng của cơ thể từ đó tính chỉ số BMI. Nhằm đánh giá chính xác hơn của sự đồng đều về thể hình sinh viên trước thực nghiệm.
Chiều cao đứng: Là chiều cao của cơ thể được đo từ mặt phẳng đối tượng điều tra đứng đến đỉnh đầu. Đối tượng điều tra đứng ở tư thế nghiêm làm sao 4 điểm phía sau gồm: gót chân, mông, lưng, chỏm sau đầu chạm vào chiều đứng của thước. Người thực hiện đo tiến hành kéo cần ngang của thước chạm đỉnh đầu của đối tượng điều tra và đọc kết quả, thư ký ghi giá trị đo được với đơn vị tính cm.
Cân nặng: Là trọng lượng của cơ thể. Dụng cụ đo là cân y tế đo chính xác đến 0,05kg, đối tượng điều tra bước nhẹ nhàng và đứng yên lên mặt cân. Người thực hiện cân đọc và thư ký ghi lại kết quả, đơn vị tính cân nặng là kg.
Chỉ số BMI: BMI là viết tắt của (Body Mass Index) được gọi là chỉ số cơ thể, thường được các chuyên gia hoặc các bác sĩ áp dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị thừa cân hoặc gầy ốm hay không. Thông thường chúng ta thường sử dụng chỉ số BMI để tính toán mức độ béo phì.
Để giữ cho cân nặng tương xứng với chiều cao, Tổ chức Y tế thế giới(WHO) đã đưa ra công thức tính chỉ số khối cơ thể BMI.
BMI HW2
Trong đó: W là cân nặng cơ thể tính bằng kilogram (kg)
H là chiều cao đứng của cơ thể được tính bằng mét(m)
Chỉ số BMI: Từ 18,5-24,9 là bình thường Chỉ số BMI: Từ 25-29,9 là thừa cân
Chỉ số BMI: Từ 30-34,9 là béo phì cấp độ 1 Chỉ số BMI: Từ 35-39,9 là béo phì cấp độ 2 Chỉ số BMI: Từ ≥ 40 là béo phì cấp độ 3 Công năng tim:
Yêu cầu trang thiết bị:
Căn phòng trống, thoáng mát Đồng hồ bấm giây Casio
Máy gõ nhịp (nếu không có thì dùng động tác tay) Hai ghế để cạnh nhau
Phương pháp tiến hành
Cho đối tượng nghỉ ngơi 10-15 phút, đo mạch yên tĩnh (15 giây x4) và ký hiệu
là P1
Cho đối tượng đứng lên ngồi xổm hết 30 lần trong 30 giây (thực hiện theo máy đếm nhịp hoặc theo tay người hướng dẫn)
Lấy mạch trong 15 giây sau vận động và ký hiệu là P2 Lấy mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút và ký hiệu là P3 Phương pháp tính toán và đánh giá kết quả:
(f1 + f2 + f3) - 200 HW = ---
10
Trong đó: HW là chỉ số công năng tim
f1 là mạch đập yên tĩnh trong 1 phút = P1 x 4
f2 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1phút sau vận động = P2 x 4
f3 là mạch sau vận động 1 phút = P3 x 4 Đánh giá kết quả: < 1 rất tốt 1 - 5 tốt 6 - 10 trung bình 11 - 15 kém > 16 rất kém.