Thực trạng đội ngũ giảng viên thể dục thể thao các trường Đại học tạ

Một phần của tài liệu Luan an(3) (Trang 75 - 76)

học tại thành phố Vinh.

Trong quá trình dạy học nói chung và giảng dạy môn GDTC nói riêng thì đội ngũ giảng viên giữ một vai trò hết sức quan trọng. Họ là người trực tiếp lên lớp truyền thụ những kiến thức cho người học, là lực lượng chủ yếu quản lý tổ chức các hoạt động TDTT trong nhà trường. Có thể nói đội ngũ giảng viên là nhân tố nòng cốt quyết định trực tiếp đến chất lượng GDTC. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy ở khoa và các bộ môn Giáo dục thể chất các trường Đại học tại thành phố Vinh là vấn đề quan tâm hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng công tác GDTC của nhà trường.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giảng viên của khoa và bộ môn ở các trường Đại học tại thành phố Vinh được thể hiện ở bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Thực trạng về đội ngũ giảng dạy giáo dục thể chất ở các trường Đại học tại thành phố Vinh trong giai đoạn 2015-2018.

Trường Tổng số Trình độ Tuổi đời Tỷ lệ

CB-GV CBGD/SV ĐH Th.sỹ TS <30 30-50 >50 Đại học Vinh 22 0 17 05 02 16 04 22/16.076 Đại học SPKT Vinh 06 01 05 0 01 05 0 06/5.818 ĐH Y khoa Vinh 04 02 02 0 01 02 01 04/4.224 ĐH Kinh tế Nghệ An 08 05 03 0 01 06 01 08/7.632

Qua bảng 3.2 ở trên cho chúng ta thấy đội ngũ cán bộ giảng dạy của các trường Đại học tại thành phố Vinh tương đối đồng đều về số lượng giảng viên trên tỷ lệ sinh viên.

Về trình độ chuyên môn chưa được đồng đều giữa các trường, Đại học SPKT Vinh có 05 thạc sỹ chiếm 83%, có 01 Đại học chiếm tỷ lệ 17%. Đại học Y khoa Vinh có 02 thạc sỹ chiếm 50% và có 02 đại học chiếm 50%. Đại học Kinh tế Nghệ An có 03 thạc sỹ chiếm 37,5% và có 05 ĐH chiếm 62,5%. Riêng trường Đại học Vinh trình độ chuyên môn đạt tỷ lệ cao với chuẩn hóa 100% thạc sỹ trở lên trong đó có 05 Tiến sỹ chiếm tỷ lệ 22,7%.

Về tuổi đời các trường có đội ngũ cán bộ tương đối trẻ và chủ yếu nằm trong độ tuổi trung bình 30-50 tuổi. Ở độ tuổi này cán bộ đã có đủ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như đang còn nhiều năm cống hiến cho việc giảng dạy được ổn định lâu dài.

Như vậy, nhìn chung đội ngũ cán bộ của các trường chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng. Bởi hàng năm khoa và các bộ môn phải đảm nhận giảng dạy cho sinh viên toàn trường cả hệ ĐH và CĐ trung bình trên mỗi giảng viên khoảng hơn 800 giờ. Với lượng lao động như vậy là tương đối cao, chính vì vậy công tác học tập, NCKH nâng cao trình độ gặp nhiều khó khăn. Hàng năm giảng viên của khoa và bộ môn chưa được thường xuyên đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bắt kịp các phương pháp giảng dạy mới và tiên tiến hơn trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên thế giới như: Các đợt tập huấn thay sách giáo khoa; Hội thảo khoa học chuyên ngành; Thực tế ngoài trường và các giải thể thao giành cho cán bộ TDTT...

Một phần của tài liệu Luan an(3) (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w