Quy trình cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 52 - 63)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.Quy trình cho vay doanh nghiệp

a. Quy trình cho vay doanh nghiệp

Từ khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đến khi hoàn tất quy trình cho vay phải qua các bước nghiệp vụ, gồm:

Bước 1: Tiếp nhận, hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ vay vốn

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, xác định hạn mức tín dụng, điều kiện bảo đảm tiền vay. Đây được coi là bước quan trọng để đưa ra kết luận ngân hàng có nên quan hệ cho vay đối với doanh nghiệp hay không.

Bước 3: Lập tờ trình và ra quyết định cho vay. Trường hợp đồng ý cho vay, hai bên tiến hành các thủ tục để có thể ký kết hợp đồng tín dụng.

Bước 4: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo theo quy định, ngân hàng tiến hành giải ngân theo cam kết.

Bước 5: Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay, theo dõi thu nợ và lãi, lập tờ trình theo dõi món vay theo quy định ngân hàng. Các vấn đề phát sinh cũng được xử lý trong thời gian này.

ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng.

b. Bảo đảm tiền vay

Thực hiện theo Nghị quyết số 163/2006/NĐ-CP, ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Vietcombank ban hành quyết định số 30/QĐ-VCB.CSTD ngày 20/01/2011 về việc ban hành Huớng dẫn thực hiện Chính sách bảo đảm tín dụng. Qua đó cho phép Vietcombank ĐắkLắk được lựa chọn, quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Trong đó mức cho vay tối đa là 75% giá trị tài sản bảo đảm ( xác định theo giá thị truờng tại thời điểm vay) đối với tài sản cầm cố, thế chấp, và mức cho vay tối đa là 100% đối với bộ chứng từ hoàn hảo, trừ đi số tiền lãi vay, riêng với cầm cố bằng chứng khoán và các giấy tờ có giá, mức cho vay tối đa theo quy định của Tổng giám đốc Vietcombank trong từng thời kỳ.

Riêng với truờng hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Vietcombank, thì khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ trong quan hệ vay vốn với Vietcombank hoặc các TCTD khác.

- Có dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

- Được xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chí phân loại khách hàng.

Ngoài các điều kiện nêu trên, để được vay không có bảo đảm bằng tài sản, thì ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận về việc bên thứ ba có uy tín, có năng lực tài chính cam kết trả nợ thay nếu khách hàng vay không trả đuợc nợ.

Cho đến thời điểm hiện tại, việc xác định yếu tố điều kiện đảm bảo tiền vay tại Vietcombank ĐắkLắk vẫn dựa trên cơ sở những quy định trên.

c. Lãi suất áp dụng

Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai cơ chế điều hành lãi suất cơ bản mới các quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VND, và quyết định số 1099/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 có hiệu lực từ ngày 19/05/2008, quyết định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, Vietcombank ĐắkLắk ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vuợt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Đến khi NHNN Việt Nam ban hành thông tư số 01/2009/TT-NHNN, ngày 23/02/2009 của NHNN Việt Nam về việc hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của TCTD, thì Vietcombank ĐắkLắk áp dụng mức cho vay tối đa không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ đối với tất cả khách hàng.

Tuỳ theo từng thời kỳ, từng giai đoạn mà NHNN và Vietcombank ĐắkLắk có các văn bản hướng dẫn về lãi suất phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, tuỳ theo từng đối tượng khách hàng và sự ưu tiên đối với các lĩnh vực phát triển cho nền kinh tế.

Đồng thời, tuỳ từng thời điểm và tình hình kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp luôn có được các chính sách ưu đãi về lãi suất so với các đối tượng khác. Gần đây nhất Chính phủ có Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp được ưu tiên giảm trần lãi suất cho vay, điều này chứng tỏ doanh nghiệp rất được nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển.

2.2.3. Kết quả cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank ĐắkLắk

a. Quy mô cho vay doanh nghiệp

Quy mô dư nợ và tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank ĐắkLắk từ năm 2012 – 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 1 Tổng dư nợ 4.570.300 4.697.608 4.790.318 Dư nợ DN 3.673.300 3.604.054 3.790.318 Tỷ trọng dư nợ DN/tổng dư nợ(%) 80.37 76.72 79.12 2 Tổng số doanh nghiệp vay vốn 257 263 271

(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – Phòng kế toán Vietcombank Đắk Lắk) Qua số liệu tại Bảng 2.4 ta thấy về mặt giá trị thì tổng dư nợ cho vay nói chung đều tăng trưởng liên tục tuy nhiên dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp thay đổi tăng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2012 dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 3.673 tỷ đồng, năm 2013 là 3.604 tỷ đồng (giảm 69 tỷ đồng, tương ứng 1.9% so với năm 2012). Năm 2014 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 3.790 tỷ đồng (tăng 186 tỷ đồng, tương ứng 5.16% so với năm 2012), với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 78.66%.

Số lượng khách hàng doanh nghiệp

Số lượng doanh nghiệp tăng trưởng qua các năm, cụ thể tại bảng 2.4: Năm 2012 là 257 doanh nghiệp, 2013 là 263 và đến năm 2014 là 271 doanh nghiệp. Tuy có tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng là chưa cao và mức tăng trưởng số lượng doanh nghiệp là chưa xứng với kỳ vọng của Chi nhánh. Tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp chưa hẳn dư nợ cho vay đã tăng lên nhưng sẽ làm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Với việc tăng

trưởng số lượng khách hàng, việc bán chéo sản phẩm trong ngân hàng sẽ được phát huy triệt để nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như thẻ tín dụng, thấu chi, internet - banking, tiền gửi…Thực tế thấy rằng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngày càng lớn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó việc phát triển khách hàng mới luôn là chiến lược hàng đầu mà các ngân hàng hiện nay quan tâm.

b. Thị phần cho vay doanh nghiệp của ngân hàng

Bảng 2.5: Thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ST DƯ NỢ NGÂN HÀNG 31/12/2012 31/12/2013 30/12/2014 T ± T.phần ± T.phần ± T.phần 1 Công Thương 1,893 7.54% 2,267 8.18% 2,514 8% 2 BIDV Đắk Lắk 2,581 10.28% 2,737 9.87% 2,744 9% 3 BIDV Bắc Đắk 945 3.76% 1046 3.77% 1,125 3% Lắk 4 BIDV Đông Đắk 551 2.20% 898 3.24% 1,098 3% Lắk 5 Vietcombank 3,623 14.43% 3,604 13% 3,790 12% Đắk Lắk 6 Nông nghiệp Đắk 6,575 26.19% 7,198 25.97% 8,467 26% Lắk 7 NNo Buôn Hồ 1,814 7.23% 2,013 7.26% 2,277 7% 8 Chính sách 2,011 8.01% 2,180 7.86% 2,306 7% 9 Nhà ĐBSCL - 63 0.23% 114 0%

I NHTM NN 19,993 79.65 22,006 79.4% 24,435 76% % 1 Hàng Hải 201 0.80% 52 0.19% 56 0.2% 2 Sài Gòn T.tín 786 3.13% 961 3.47% 1,200 3.7% 3 Đông Á 562 2.24% 855 3.08% 991 3.1% 4 XNK 298 1.19% 520 1.88% 649 2.0% 5 Á Châu 1,054 4.20% 885 3.19% 1,431 4.4% 6 SGCT 81 0.32% 59 0.21% 96 0.3% 7 Kỹ Thương 117 0.47% 64 0.23% 82 0.3% 8 Quân đội 430 1.71% 487 1.76% 351 1.1% 9 Quốc Tế 328 1.31% 340 1.23% 402 1.2% 10 ĐNÁ 95 0.38% 58 0.21% 98 0.3% 11 Ptriển nhà HD 3 0.01% 81 0.29% 300 0.9% 12 Gia Định 26 0.10% 38 0.14% 82 0.3% 13 Phương Nam 2 0.01% 17 0.06% 13 0.0% 14 Phương Đông 178 0.71% 208 0.75% 373 1.2% 15 Sài Gòn 53 0.21% 38 0.14% 201 0.6% 16 Kiên Long 118 0.47% 132 0.48% 138 0.4% 17 Việt Á 30 0.12% 17 0.06% 121 0.4% 18 Bảo Việt 72 0.29% 121 0.44% 116 0.4% 19 Liên Việt - - 160 0.5% III NHTM cổ phần 4,434 17.66% 4,933 17.80% 6,860 21.3% IV Quỹ tín dụng 674 2.69% 780 2.81% 912 2.8% Toàn địa bàn 25,101 100% 27,719 100% 32,207 100%

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay doanh nghiệp trên địa bàn – Ngân hàng nhà nước tỉnh Đắk Lắk

Thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank ĐắkLắk năm 2012 là 14,43% , năm 2013 là 13% và đến năm 2014 giảm xuống còn 12%, xếp sau Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk với thị phần khoảng 26%. Thị phần cho vay có xu thế giảm dần nguyên nhân chính là có sự cạnh tranh gay gắt giữa các khối ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ hơn và một số ngân hàng mới thành lập. Với chính sách ưu đãi lãi suất cộng với việc chăm sóc khách hàng tốt, chuyên nghiệp, các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn đã dần chiếm một phần thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp (thị phần cho vay khối ngân hàng cổ phần tăng trưởng qua các năm, năm 2012 đạt 17,6%, năm 2013 đạt 17,8%, năm 2014 đạt 21,3%), còn lại một phần nhỏ thị phần thuộc về các quỹ tín dụng (chiếm khoảng 2,6 – 2,8%).

c. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp

Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực đầu tư

Bảng 2.6: Tình hình cho vay doanh nghiệp theo lĩnh vực đầu tư 2012 – 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Tổng dư Nông, lâm nghiệp Công nghiệp, xây Thương mại, dịch

nợ cho vay dựng vụ

Năm

doanh

Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ

nghiệp trọng(%) trọng(%) trọng(%)

2012 3.673.300 798.545 21,74 1.333.870 36,31 1.540.875 41,95

2013 3.604.054 735.083 20,40 1.332.758 37,00 1.536.212 42,60

2014 3.790.318 782.765 20,65 1.387.382 36,60 1.620.169 42,75

(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – Phòng kế toán Vietcombank Đắk Lắk) ĐắkLắk là một tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp, nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Tại Vietcombank ĐắkLắk dư nợ cho

vay doanh nghiệp bình quân đối với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các ngành khác, chủ yếu là các ngành xây dựng, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó năm 2014 ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 42.75%, xây dựng và công nghiệp 36.60% còn lại là nông, lâm nghiệp, thuỷ sản khoảng 20.65%.

Về tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp theo ngành, nhìn chung tốc độ cho vay các ngành đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đáng kể, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ tăng bình quân 1,0%/năm, xây dựng, công nghiệp tăng bình quân 0,5%/năm, thương mại và dịch vụ tăng bình quân khoảng 0.2%/năm, thể hiện khá tương đồng với tình hình phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể theo số liệu tại Bảng 2.6.

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian đối với doanh nghiệp tại Vietcombank Đắk Lắk từ năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn DN Dư nợ trung, dài hạn DN Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng (%)

2012 3.673.300 1.736.300 36.55 1.937.000 42.38 2013 3.604.054 1.683.793 35.83 1.920.261 40.87 2014 3.790.318 1.437.219 31.44 2.353.099 49.12

(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – Phòng kế toán Vietcombank Đắk Lắk)

Theo số liệu hai bảng 2.7 ta thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói chung giảm xuống. Từ 36.55% năm 2012, đã giảm còn 31.44% vào cuối năm 2014 và tỷ trọng cho vay trung, dài hạn lại có xu hướng tăng lên từ 42.38% năm 2012, tăng lên bình quân khoảng 43% các năm gần đây, đây là nhu cầu vốn đầu tư về tài sản cố định, cơ sở hạ tầng, máy móc

thiết bị nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này cho thấy trong những năm qua Vietcombank Đăk Lăk đã nỗ lực để chuyển hoạt động cho vay của mình theo hướng an toàn và hiệu quả hơn.

Cơ cấu dư nợ vay theo loại tiền

Bảng 2.8. Dư nợ phân theo loại tiền tệ trong cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: triệu đồng/ ngàn USD

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ cho vay bằng VNĐ 3.431.440 3.302.378 3.427.332 Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 11.550 14.230 17.122 (USD)

Tỷ giá cho vay bình quân tại thời điểm giải ngân là: 21.200VNĐ/USD Trong những năm qua Chi nhánh chủ yếu cho vay bằng Đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ khác chiếm một tỷ trong nhỏ (khoảng 8 -10%). Dư nợ cho vay ngoại tệ tại Chi nhánh chủ yếu từ các khách hàng lâu năm, truyền thống, hoạt động trong các lĩnh vực thương mại hàng nông sản mà chủ yếu là cà phê xuất khẩu. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng tăng qua các năm chủ yếu là do Chi nhánh đã huy động thêm được một số khách hàng doanh nghiệp là các công ty cà phê , điều có hoạt động xuất khẩu…

Tình hình tăng trưởng thu nhập từ cho vay doanh nghiệp

Bảng 2.9: Chất lượng cho vay doanh nghiệp qua các chỉ tiêu tài chính từ năm 2012 – 2014

ĐVT: Tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu Năm

2012 2013 2014

1 Vốn huy động 1.741 2.165 2.082 2 Dư nợ cho vay DN 3.673 3.604 3.790 3 Nợ xấu cho vay DN 27,49 36,6 30,05 4 Dự phòng rủi ro 82,34 113,6 56,6 5 Tổng thu nhập 762,46 674,96 721,61 6 Thu nhập từ hoạt động cho vay DN 502,4 397,6 405,8 7 Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động (%) 83 73 78 8 Tỷ lệ Nợ xấu/ Dư nợ cho vay DN (%) 0,74 1,01 0,79 9 Tỷ lệ DPRR/Dư nợ cho vay DN (%) 2,24 3,15 1,49

(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – Phòng kế toán Vietcombank Đắk Lắk) Thu lãi từ cho vay khách hàng doanh nghiệp thay đổi qua các năm, cụ thể: Năm 2012 là 502,4 tỷ đồng (tăng 14,2% so với năm 2011) và năm 2013 là 397,6 tỷ đồng (giảm hơn 20% so với năm 2012), Năm 2014 là 405,8 tỷ đồng (tăng 2,06% so với năm 2013). Do tình hình lãi suất cho vay trong năm 2013 tăng cao dẫn đến thu nhập từ lãi tăng cao so với năm trước tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Với chính sách tài khóa của Ngân hàng Nhà nước thì trong năm 2014 lãi suất đã về mức ổn định từ 13% -15% , do đó phần nào giảm thu nhập từ lãi vay của Chi nhánh, nhưng bù lại dư nợ vay tăng lên nên tổng thu từ cho vay vẫn tăng lên ở mức khiêm tốn.

Tỷ lệ này luôn ở mức cao cho thấy hoạt động cho vay của Vietcombank ĐắkLắk có hiệu suất sử dụng vốn tốt. Năm 2013 mặc dù tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn huy động của chi nhánh giảm do tình hình chung của nền kinh tế nhưng vần duy trì ở tỷ lệ cao (trên 70%), điều này cho thấy quyết tâm của ngân hàng trong việc tập trung vốn cho doanh nghiệp.

d. Mức độ kiểm soát rủi ro cho vay doanh nghiệp Về tỷ lệ Nợ xấu/ Dư nợ cho vay doanh

nghiệp

Theo quy định của NHNN, chất lượng tín dụng được đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ và tỷ lệ này không vượt quá 3%. Ở Vietcombank ĐắkLắk tỷ lệ này được đảm bảo nhưng có xu hướng tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 52 - 63)