8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
a. Hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao năng lực điều hành và giám sát hệ thống ngân hàng thương mại
Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng, NHNN cần thực hiện nhanh có hiệu quả chương trình cải tổ, cơ cấu lại ngành Ngân hàng Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo NHTM đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến doanh nghiệp cơ chế, chính sách tín dụng, lãi suất để tránh tình trạng “cò” tín dụng nhằm có thể tập trung vốn cho những ngành sản xuất thương mại dịch vụ mà nhà nước đang khuyến khích phát triển.
thiện hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn và phát triển của hệ thống ngân hàng cho phù hợp với lộ trình hội nhập nền kinh tế Thế giới.
b. Hướng dẫn thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản đảm bảo
Hiện nay, các TCTD đã được quyền chủ động lựa chọn, quyết định việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với các tổ chức phù hợp với quy định của NHNN, nhưng “tổ chức tín dụng xem xét, quyết định” và “tự chịu trách nhiệm”. Về nguyên tắc, người vay phải có trách nhiệm trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng, nếu người vay lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự theo luật định. Nếu nợ vay có tài sản đảm bảo nợ liên quan đến vụ án hình sự thì ngân hàng không có quyền xử lý tài sản đảm bảo hợp pháp để thu nợ mà cơ quan pháp luật tiến hành kiểm kê tài sản, cho là tang vật trong vụ án, phải xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự.
Theo tác giả, để NHTM dễ dàng cho doanh nghiệp vay vốn và cho vay với tỷ lệ cao hơn thì NHNN cần có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải bảo hiểm tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay. Ngoài ra, khoản vay có tài sản đảm bảo này cũng cần phải được bảo hiểm rủi ro để giảm tổn thất cho NHTM trong trường hợp tài sản bị kê biên, NHTM có hồ sơ hợp pháp nhưng không thể tiến hành xử lý nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận của Chương 1 và kết quả phân tích, khảo sát, đánh giá hiện trạng của Chương 2, nội dung chính trong Chương 3 được người viết tập trung vào việc đưa ra các giải pháp để phát triển cho vay đồng thời kiểm soát được rủi ro tại Vietcombank Đắk Lắk. Sau khi trình bày chiến lược hoạt động của Vietcombank và định hướng phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Đắk Lắk, người viết đã đề ra các giải pháp để phát triển cho vay doanh nghiệp đồng thời kiếm soát được rủi ro và đề xuất.
Cuối cùng, người viết mạnh dạn đề xuất một số ý tưởng đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước nhằm tạo thêm điều kiện, môi trường giúp cho hoạt động cho vay doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua Vietcombank Đắk Lắk cũng như nhiều Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đã triển khai thực hiện các chính sách tăng trưởng tín dụng, phát triển mạnh cho vay khách hàng mới, bên cạnh đó vẫn khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 1% hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại một số khoản cho vay chứa đựng quá nhiều yếu tố phát sinh rủi ro, hoặc những dấu hiệu của một khoản cho vay có vấn đề nhưng lại chưa được nhận diện kịp thời. Đây chính là những lỗ hổng mà mỗi Ngân hàng thương mại cần phải kịp thời khắc phục trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và hội nhập quốc tế. Với mục tiêu cụ thể là nghiên cứu, tìm cơ sở để xây dựng và đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển cho vay doanh nghiệp đồng thời kiểm soát được rủi ro tại Vietcombank Đắk Lắk, luận văn đã hoàn thành được các nội dung sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại và mục tiêu, phương hướng cho vay của ngân hàng thương mại.
- Phân tích đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2014 từ đó xác định được những tồn tại và nguyên nhân để có giải pháp thiết thực nhằm phát triển và kiểm soát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với chiến lược phát triển của Vietcombank, người viết đưa ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian tới
sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Nhà giáo ưu tú, PGS. TS. Võ Thị Thuý Anh, quý Thầy, Cô Trường Đại học Đà Nằng mà trực tiếp là Khoa Sau đại học của Trường; sự quan tâm tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nước, Ban lãnh đạo Vietcombank Đắk Lắk cùng các đồng nghiệp; sự giúp đỡ, trao đổi chân tình của các bạn học viên lớp cao học. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, cơ quan chủ quản và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.
[1] Võ Thị Thúy Anh, Lê Phương Dung (2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB tài chính.
[2] T.S Phan Thị Thu Hà & T.S Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB thống kê, Hà Nội.
[3] NHNN Việt Nam, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN: Về việc ban hành qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
[4] NHNN Việt Nam, Quyết định số 127/2005/QĐ - NHNN: Về việc sửa đổi và bổ sung qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, [5] NHNN Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN: Về việc
phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Tổ chức tín dụng.
[6] NHNN Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk (2011-2014), Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng, các năm 2011 - 2014.
[7] Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2012,2013,2014), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
[8] Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2012,2013,2014), “Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương“, Hà nội.
[9] Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đăk Lăk (2012,2013,2014), Báo cáo thường niên, Báo cáo tổng kết kinh doanh, Đăk Lăk.
[10] TS. Nguyễn Hòa Nhân chủ biên (2011), Tài chính tiền tệ, NXB tài chính, Đà Nẵng.
[11] Quốc hội, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các Tổ chức Tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[13] Website: http://www.daklak.gov.vn