Các hình thức mua bán nợ xấu của VAMC

Một phần của tài liệu nguyen quoc khanh_tcnh8 (Trang 36 - 37)

Hình thức mua bán nợ xấu giữa TCTD và Công ty quản lí tài sản (VAMC) được thực theo nghị định 53/2013/NĐ – CP.

Thứ nhất, các khoản nợ xấu sẽ được mua bằng một loại trái phiếu đặc biệt với giá trị tương đương giá trị trong sổ sách của khoản vay, trừ đi các khoản dự phòng đã trích lập nhưng chưa được sử dụng. Loại trái phiếu này không được giao dịch trên thị trường như các loại trái phiếu thông thường mà chỉ xuất hiện khi VAMC mua nợ xấu từ các TCTD, bản chất của những trái phiếu đặc biệt này là quyền được tái cấp vốn từ NHNN với giá rẽ (lãi suất 0%), trong một thời gian nhất định.

Loại hình này được áp dụng với những khoản nợ có đủ điều kiện như: Các khoản nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng; Có tài sản đảm bảo; Khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo phải hợp pháp có hồ sơ và giấy tờ hợp lệ; Khách hàng vay còn tồn tại.

Thứ hai, các khoản nợ xấu được mua với giá thị trường, các khoản nợ xấu phải đáp ứng các điều kiện như đối với các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, các khoản nợ này phải được đánh giá lại. Bên cạnh đó các khoản nợ mua lại này phải được VAMC đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ; Tài sản đảm bảo không có khả năng phát mại; Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ hoặc có phương án trả nợ khả thi.

Từ các khoản nợ đã mua VAMC sẽ tiến hành xử lý các khoản nợ bằng hình thức phát mại hay bán đấu giá các khoản nợ và tài sản đảm bảo cho tổ chức cá nhân để thu hồi khoản tiền đã sử dụng để mua nợ. Đối với các TCTD sau khi bán các khoản nợ cho VAMC họ có thể vay mượn tiền từ NHNN khi có nhu cầu tiếp theo, hằng năm các TCTD này sẽ phải trích lập 20% cho nợ xấu trong vòng 5 năm thay vì phải trích lập dự phòng ngay lập tức.

Một phần của tài liệu nguyen quoc khanh_tcnh8 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w