Nhóm nhân tố từ khách hàng vay

Một phần của tài liệu nguyen quoc khanh_tcnh8 (Trang 27 - 28)

- Khả năng tài chính của khách hàng yếu kém.

Việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng từ quá trình xem xét để ngân hàng có nên cho vay hay không, đến việc giám sát sau khi cho vay, khách hàng có khả năng tài chính tốt sẽ có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện hoạt động gặp khó khăn, khả năng tài chính mạnh sẽ tạo

trả nợ khi xảy ra sự cố, ngược lại khả năng tài chính yếu kém từ việc thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, hoặc từ việc đầu tư khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Tình hình tài chính doanh nghiệp không tốt, thiếu minh bạch, sử dụng nợ vay quá lớn trong cấu trúc vốn, dẫn đến lãi suất khi thị trường tăng cao, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ (Nguyễn Minh Kiều, 2006).

Bên cạnh các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh hoạt động có hiệu quả. Cũng còn có không ít các doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, vay nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và khả năng dự báo thị trường yếu vẫn được các ngân hàng cho vay, thậm chí vay với số tiền rất lớn ( Trần Chí Trinh, 2012).

- Uy tín, đạo đức, năng lực quản trị và kinh nghiệm quản lý của người đi vay.

Người đi vay vốn hiện nay khi đến ngân hàng thường đa phần đều chứng minh rằng bản thân của khách hàng có đầy đủ điều kiện để vay vốn thông qua các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, các bản báo cáo tài chính với những số liệu thể hiện các chỉ tiêu lợi nhuận to lớn và gia tăng qua các năm. Các ngân hàng phải thường xuyên đánh giá lại khách hàng về uy tín, đạo đức cũng như năng lực quản trị của khách hàng vì điều này liên quan đến việc ra quyết định cho vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Với những khách hàng thiện chí, có năng lực quản lí vay vốn sử dụng đúng mục đích mạng lại lợi nhuận khách hàng sẽ chủ động trong việc trả nợ, ngược lại với những khách hàng có vấn đề về uy tín, công tác quản lí rủi ro kém, hoặc cố ý lừa đảo gây tổn thất nặng và trì hoãn lâu dài cho ngân hàng.

Năng lực kinh doanh yếu kém cũng là lý do phát sinh rủi ro. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý. Quy mô kinh doanh phìn ra vượt quá to so với tư duy quản lý, là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà đáng lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).

Một phần của tài liệu nguyen quoc khanh_tcnh8 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w