Kết quả phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu

Một phần của tài liệu nguyen quoc khanh_tcnh8 (Trang 72)

Thông qua mô hình Binary logistic dự đoán xác suất xảy ra nợ xấu của khách hàng đang vay tiền tại LienVietPostBank chi nhánh Cần Thơ.

Biến phụ thuộc là xác xuất xảy ra nợ xấu nhận giá trị 1 (có nợ xấu) và nhận giá trị 0 (không có nợ xấu). Các biến độc lập: Trình độ học vấn của người đi vay (HOCVAN), số tiền khách hàng vay ngân hàng (SOTIENVAY), thu nhập của khách hàng đi vay tiền (THUNHAP), thời gian ngân hàng cho khách hàng vay tiền (THOIGIANVAY) và số người phụ thuộc đối với khách hàng đi vay (SONGUOIPHUTHUOC), lãi suất cho vay (LAISUAT) cuối cùng là tài sản đảm bảo (TAISANDAMBAO).

Kết quả chạy mô hình hồi quy Binary logistic được thể hiện trong bảng 3.21 như sau:

Bảng 3.21 Kết quả phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại LienVietPostBank

Hệ số beta Mức ý nghĩa Tỷ suất nguy

Biến số Ký hiệu cơ xảy ra

(B) (Sig.) (Exp (B)) HOCVAN X1 0,803 0,482 1,010 SOTIENVAY X2 0,010 0,011 0,904 THUNHAP X3 -0,100 0,096 12,461 THOIGIANVAY X4 -0,009 0,663 2,233 SONGUOIPHUTHUOC X5 -0,467 0,621 0,991 LAISUAT X6 2,523 0,043 0,627 TAISANDAMBAO X7 -0,019 0,096 0,981 CONSTANT -6,286 0,066 0,002 Số quan sát 66 -2 Log likelihood 50,213 R2 0,315

(Nguồn: Kết quả xử lí SPSS 20.0 từ số liệu thu thập năm 2017)

Thông qua việc phân tích nợ xấu tại LienVietPostBank bằng mô hình hồi quy Binary logistic dự báo xác suất xảy ra nợ xấu đối với khách hàng đang vay vốn tại ngân hàng. Việc dùng mô hình này để dự báo là hoàn toàn hợp lí vì biến phụ thuộc là biến nhị nguyên (biến giả).

Trong mô hình Binary logistic này do biến phụ thuộc là biến giả nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu thị mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc mà nó dùng hệ số tương quan để giải thích sự thay đổi của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Kết quả hồi quy cho thấy một số nhân tố tác động đến nợ xấu (biến phụ thuộc) của ngân hàng trong đó có 2 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là: biến SOTIENVAY (X2), biến LAISUAT (X6) và có 2 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

là THUNHAP (X3) và TAISANDAMBAO (X7), về mặt thống kê các biến có nghĩa được giải thích như sau:

Biến SOTIENVAY: Kết quả phân tích hồi quy Logistic cho thấy biến này tương quan tỷ lệ thuận với nợ xấu của ngân hàng. Việc cho khách hàng vay nhiều tiền thì khả năng xảy ra nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên, theo kết quả của Exp (B) từ phụ lục 8, thì khi số tiền cho vay của ngân hàng tăng lên 1 triệu đồng thì nợ xấu sẽ tăng 1,010 lần. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Nguyên nhân gây ra là do khi khách hàng vay tiền với số lượng lớn mặt dù đã có phương án kinh doanh trả nợ khả thi, nhưng trong quá trình sử dụng vốn việc này hoàn toàn do khách hàng thực hiện và có thể khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc do điều kiện khách quan xảy ra làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn việc thu hồi vốn đối với ngân hàng cũng trở nên khó khăn.

Biến LAISUAT: Kết quả chạy hồi quy logistic cho thấy biến này có mối tương quan tỷ lệ thuận với nợ xấu của ngân hàng, theo kết quả của Exp (B) từ phụ lục 8, khi lãi suất tăng lên 1% thì nợ xấu tăng 2,523 lần. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Lãi suất cho vay của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay đã được giảm đi đáng kể, không còn biến động tăng như các giai đoạn lúc trước, lãi suất cho vay càng cao thì nguồn thu nhập của khách hàng vay phải tăng lên để tương ứng với chi phí trả lãi.

Biến THUNHAP: Kết quả chạy hồi quy logistic cho thấy biến này có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghịch với nợ xấu của ngân hàng, theo kết quả của Exp (B) từ phụ lục 8, khi thu nhập của khách hàng tăng lên 1 triệu đồng thì nợ xấu của ngân hàng sẽ giảm 0,100 lần. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này đúng với kỳ vọng, khi khách hàng có khoản thu nhập cao và ổn định thì sẽ giúp họ tự chủ hơn về mặt tài chính và sẽ chủ động hơn trong hiện trả nợ cho Ngân hàng, từ đó nợ xấu sẽ giảm xuống.

Biến TAISANDAMBAO: Qua kết quả chạy hồi quy cho thấy biến này có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghich với biến phụ thuộc, theo kết quả của Exp (B) từ phụ lục 8, khi khách hàng vay vốn không có thế chấp bằng tài sản đảm bảo hoặc tỷ lệ đảm bảo quá thấp thì nợ xấu sẽ gia tăng 0,019 lần. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Từ mô hình phân tích được ta có được phương trình hồi quy Binary logistic như sau:

P(Y1) P(Y0)

Log e 

Từ phương trình hàm hồi quy trên ta có được hai biến độc lập từ mô hình có ý nghĩa làm nợ xấu của ngân hàng gia tăng là biến SOTIENVAY, biến LAISUAT do dấu kì vọng của 2 biến này là dấu dương (+) tương quan thuận với biến phụ thuộc. Còn lại hai biến làm giảm đi nợ xấu của Ngân hàng là biến THUNHAP và biến TAISANDAMBAO do dấu kì vọng 2 biến này là dấu âm (-) tương quan nghịch với biến phụ thuộc.

Sắp xếp theo mức độ tác động giảm dần của các biến độc lập với biến phụ thuộc là: Biến LAISUAT tác động mạnh nhất (hệ số beta = + 2,532), tiếp theo là biến THUNHAP (hệ số beta = -0,100), kế tiếp là biến TAISANDAMBAO (hệ số beta = - 0,019) cuối cùng là biến SOTIENVAY (hệ số beta = + 0,010).

Kết luận chương 3

Trong chương 3, khoá luận đã trình bày được lịch sử hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, đánh giá khái quát được tình hình tín dụng và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đánh giá được thực trạng nợ xấu khách hàng cá nhân của LienVietPostBank thông qua mô hình phân tích, từ đó tạo tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở chương 4.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG XẢY RA NỢ XẤU TĂNG CAO TRONG THỜI GIAN TỚI. 4.1 Nhóm giải pháp liên quan đến lãi suất cho vay.

Hiện tại trong giai đoạn hiện nay về mặt bằng lãi suất cho vay đang có xu hướng gia tăng, do việc huy động nguồn vốn với lãi suất cao, thị trường vẫn chưa ổn định do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, sự thay đổi liên tục của nền kinh tế và các chính sách phát triển của Chính Phủ, nên việc thay đổi các mức lãi suất cho vay theo từng giai đoạn là cần thiết.

Nhằm để duy trì mức lãi suất cho vay hợp lí ngân hàng cần:

- Đẩy mạnh công tác thu hồi xử lý nợ, đặc biệt các nhóm nợ từ nhóm 3 trở đi để giảm trích lập dự phòng.

- Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý đối với từng nhóm khách hàng:

+ Đối với khách hàng có uy tín, có lợi nhuận ổn định qua từng năm, ngân hàng cần có mức lãi suất ưu đãi để giữ chân khách hàng.

+ Đối với từng nhóm ngành nghề khác nhau thì nên có những chính sách lãi suất khác nhau, thời gian tới nên hạn chế cho vay ở nhóm ngành tiêu dùng vì dư nợ ở nhóm ngành này đang tăng trưởng cao cùng đó là việc cho vay tín chấp đối với loại hình này việc này sẽ dễ phát sinh nợ xấu khi khách hàng không trả được nợ, nếu giảm được quy mô tín dụng ở nhóm ngành này có thể sẽ giảm được mức lãi suất đang cho vay ở hiện tại.

- Giảm thiểu các chi phí hoạt động đặc biệt là chi phí quản lý hành chính, chi phí nhân lực như:

+ Tối thiểu hoá chi phí khấu hao về tài sản của ngân hàng: Kiểm tra thường xuyên thực hiện việc sử dụng và bảo quản các trang thiết bị, cơ sở vật chất của ngân hàng, để tài sản được sử dụng lâu dài, thực hiện chính sách tiết kiệm điện trong ngân hàng.

+ Tối thiểu hoá chi phí dự phòng: Tăng cường việc phân loại các nhóm nợ tránh để rơi vào nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn, tăng cường công tác mua bán nợ với VAMC để giảm thiểu chi phí dự phòng cho ngân hàng.

Hạ thấp chi phi nguồn vốn đầu vào và chi phí hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho việc duy trì mức lãi suất cho vay hợp lí cho ngân hàng, khách hàng cũng dễ dàng tiếp cần được nguồn vốn.

4.2 Nhóm giải pháp liên quan tới thu nhập.

Mức độ tác động của biến thu nhập tới biến phụ thuộc cũng tương đối cao, vì vậy để duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp như hiện nay tại LienVietPostBank, thì phải tăng cường việc thẩm định nguồn lực tài chính trả nợ của khách hàng, không chỉ nguồn thu nhập chính mà còn tính luôn cả các nguồn thu nhập phụ từ người thân gia đình của khách hàng, trong thực tế việc đánh giá tiêu chí thu nhập luôn được quan tâm hàng đầu, khách hàng nếu có nguồn thu nhập cao và ổn định thì sẽ dễ dàng được cho vay vốn, ưu đãi nhiều thứ như được hưởng lãi suất cho vay thấp, kỳ hạn cho vay được kéo dài…

Cho nên việc hạn chế nợ xấu gia tăng thì Ngân hàng nên tìm kiếm những khách hàng có nguồn thu nhập ổn định theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, bên cạnh đó phải kiểm tra kỹ lưỡng về tình hình sử dụng vốn của khách hàng, kỳ hạn trả nợ của khách hàng có đúng kỳ hạn hay không, để kịp thu hồi lại vốn.

4.3 Nhóm giải pháp liên quan tới tài sản đảm bảo

Theo kết quả phân tích của mô hình cho thấy nếu đi vay không có tài sản thế chấp việc gia tăng những khoản rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là rất lớn làm gia tăng các khoản nợ cho ngân hàng, chính vì thế cần có những chính sách phù hợp trong quyết định cho vay theo trường hợp có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo.

Với những khách hàng vay vốn có tài sản đảm bảo, nếu tài sản được hình thành từ vốn vay ngân hàng cần có những giải pháp để quản lý như:

+ Xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người vay.

+ Kiểm tra giám sát tiến độ hình thành tài sản đảm bảo tiền vay đúng như mục đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản đó để có biện pháp xử lý thích hợp khi cần thiết.

Nếu tài sản được đảm bảo bằng tài sản thuộc sở hữu của khách hàng hoặc của bên thứ ba thì ngân hàng nên chú ý các điểm sau:

+ Kiểm rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc của bên bão lãnh.

+ Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mòn, mất giá thì nên hạn chế hoặc không nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố.

+ Đối với các tài sản không bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như vàng bạc, đá quý thì phải dùng biện pháp cầm cố.

+ Đối với tài sản bắt buộc mua bảo hiểm thì phải có hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Ngân hàng thoả thuận với khách hàng trong việc chuyển tên người thụ hưởng là ngân hàng trong trường hợp xảy ra rủi ro.

+ Thu thập thông tin chính xác về tài sản đảm bảo, kiểm tra tài sản đảm bảo là có thật trên thực tế, có thật giấy tờ chừng minh nguồn ngốc.

+ Thực hiện kĩ lưỡng và nghiêm túc việc đánh giá tài sản thế chấp, tránh trường hợp định giá tài sản thế chấp quá cao so với thực tế.

Trường hợp khách hàng được cho vay nhưng không có tài sản đảm bảo là những trường hợp được thẩm định với phương án có tính hiệu quả cao, khách hàng có uy tín, khách hàng có tiềm lực tài chính trong tương lai để trả nợ, thì ngân hàng cần phải thường xuyên kiểm tra các nguồn trả nợ từ lương, lương hưu trí… thông qua các sao kê, chứng từ chứng minh thu nhập, nhằm bảo đảm nguồn thu luôn được thực hiện đúng thời hạn.

4.4 Nhóm giải pháp liên quan tới số tiền vay

Từ kết quả mô hình biến số tiền vay cũng có tác động tới nợ xấu của ngân hàng, số tiền cho vay quá lớn mức độ rủi ro tính dụng sẽ tăng cao, mặc dù có tài sản đảm bảo vì không thể nào chắc chắn được là thu hồi được vốn, hoặc như đúng theo dự kiến, vì những lí do khách quan và cũng bởi vì việc cho vay quá nhìu vào cùng một lĩnh vực, việc đa dạng hoá đối với một sô ngành nghề cho vay sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro, trong quá trình phân tích nợ xấu của ngân hàng thấy được nợ xấu của cá nhân ở nhóm ngành tiêu dùng đang gia tăng vì nhu cầu của khách hàng sống trên địa bàn thành phố đối với lĩnh vực tiêu dùng đang ngày càng tăng vì vậy vậy ngân hàng nên có những chính sách hạn chế về việc vay vốn ở nhóm ngành tiêu dùng, các gói vay có giá trị lớn thì cần phải tính toán kĩ lưỡng khoản thu nhập của khách hàng để trả nợ cũng như thời gian thu hồi vốn.

Mặc khác Ngân hàng cần thường xuyên cập nhật những lĩnh vực mà nhà nước đang khuyến khích cho vay để hạn chế nguồn vốn gặp phải nhiều rủi ro.

Vì vậy Ngân hàng nên cẩn trọng trong hoạt động tín dụng với những khoản vay lớn, nên chọn những khách hàng có uy tín chất lượng và là khách hàng lâu năm của ngân hàng, vì việc này đặc rất cao vào niềm tin và uy tín.

Kết luận chương 4

Chương 4 đã đề ra những giải pháp cho ngân hàng thông qua mô hình phân tích từ những nhân tố dự đoán tác đến nợ xấu của ngân hàng nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất, từ đó sẽ có những những kiến nghị tiếp theo ở chương 5.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Thông qua kết quả đạt được từ mô hình nghiên cứu, cho thấy nợ xấu của Ngân bị tác động bởi rất nhiều yếu tố, với mô hình gồm 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Với cỡ mẫu thu thâp là 66 mẫu khách hàng cá nhân đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Cần Thơ, kết quả đạt được cho thấy mô hình tương đối có thể làm đại diện cho tổng thể. Việc phân tích các đặc tính của mẫu thông qua các phương pháp như thống kê tần suất, phương pháp so sánh số tương đối tuyện đối, phân tích hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và cũng như thực trạng nợ xấu còn tồn tại ở LienVietPostBank.

Qua phân tích hồi quy logistic đã cho ta thấy mức độ tác động của một số biến độc lập có ý nghĩa thống kê là: biến SOTIENVAY (X2), biến THUNHAP (X3), biến LAISUAT (X6) và biến TAISANDAMBAO (X7), giá trị kỳ vọng của các biến đúng như các kỳ vọng của các nghiên cứu được lược khảo.

Tuy nhiên, do vấn đề nợ xấu là một vấn đề rộng lớn được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm và được nhiều nhà nghiên cứu qua hàng chục năm qua tốn nhiều thời gian và tiền bạc để nhằm tìm cách xóa bỏ nợ xấu, nhưng hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là kinh doanh cho vay tiền tệ, việc kinh doanh thì sẽ có lời và có lỗ nên việc Ngân hàng có nợ xấu là chuyện hiển nhiên, ta chỉ có thể đề ra những giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ xấu gia tăng. Vì vậy với thời gian và kiến thức nghiên cứu còn hạn chế của tác giả, nên việc phân tích chỉ đạt được sự tương đối của mô hình, số mẫu nghiên cứu cũng còn quá ít với 66 mẫu vẫn chưa đủ tác động hết tới biến phụ thuộc và còn những yếu khác mà mô hình vẫn chưa thể đề cập đến.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu nguyen quoc khanh_tcnh8 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w