Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, dƣới góc độ khái quát, nghiên cứu sinh sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phƣơng pháp nghiên cứu đề tài. Đối với từng nội dung nghiên cứu cụ thể, nghiên cứu sinh sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ: phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, so sánh pháp luật.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu lý luận, trong việc xây dựng các luận điểm trong từng nội dung của đề tài. Thông qua việc phân tích, tổng hợp và áp dụng logic học, luận án xây dựng khái niệm hoặc phân tích các quan điểm đƣợc đƣa ra.
Phƣơng pháp so sánh luật học đƣợc áp dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu nội dung của đề tài. Nội dung so sánh chủ yếu bao gồm so sánh quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam với tập quán quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, so sánh các quy định tại một số TCTD trong việc thực hiện pháp luật về hoạt động BLNH.
Kết luận Chƣơng 1
1. Đề tài “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam” là công trình khoa học pháp lý có tính mới, chƣa đƣợc nghiên cứu ở trình độ luận án tiến sĩ luật học. Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở một mặt kế thừa có chọn lọc những thành tựu và quan điểm tại các công trình khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài đã công bố; đồng thời hoàn thiện cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trên cơ sở các nghiên cứu khoa học về lý luận và thực trạng pháp luật.
2. Mặc dù đến nay có một số công trình khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài đã nghiên cứu một hoặc một số khía cạnh pháp lý có liên quan đến đề tài và có giá trị tham khảo, tuy nhiên còn một số hạn chế nhƣ sau:
- Đối với lý luận về hoạt động BLNH và pháp luật về hoạt động BLNH: các kết quả nghiên cứu tại các công trình đã công bố còn thiếu tính hệ thống, một số khái niệm cơ bản còn thiếu hoặc chƣa đƣợc xây dựng dựa vào bản chất pháp lý cũng nhƣ các đặc điểm cơ bản của hoạt động BLNH.
- Đối với thực trạng pháp luật về hoạt động BLNH: các kết quả nghiên cứu còn chƣa cụ thể, còn thiếu sự so sánh với tập quán quốc tế và pháp luật nƣớc ngoài, chƣa đánh giá cụ thể về thực tiễn áp dụng pháp luật tại các TCTD ở Việt Nam.
- Đối với các đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động BLNH: các đề xuất tại các kết quả nghiên cứu trƣớc đây còn thiếu cụ thể, chƣa gắn với thực trạng pháp luật về hoạt động BLNH nên khó áp dụng vào thực tiễn.
3. Từ những đánh giá về kết quả nghiên cứu tại các công trình nghiên cứu đã công bố, nghiên cứu sinh đã xác định rõ những vấn đề mà luận án cần giải quyết, có định hƣớng nghiên cứu rõ ràng tại các chƣơng tiếp theo nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN