Dƣới góc độ pháp lý, hoạt động BLNH nhằm cung cấp một sự bảo đảm chắc chắn cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Mặt khác, hoạt động này đồng thời là hoạt động cấp tín dụng, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoạt động BLNH cần có sự điều chỉnh của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng và phát triển hoạt động BLNH theo định hƣớng của nhà nƣớc. Cụ thể nhƣ sau:
Một là, hoạt động BLNH nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích của ngƣời nhận bảo lãnh trƣớc các rủi ro của việc không thực hiện đúng hợp đồng của ngƣời đƣợc bảo lãnh. Theo đó, nếu ngƣời đƣợc bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng cơ sở đã giao kết với ngƣời nhận bảo lãnh, ngƣời nhận bảo lãnh sẽ đƣợc đền bù thiệt hại một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà ngân hàng bảo lãnh không thực hiện cam kết bảo lãnh hoặc đƣa ra các điều kiện khó khăn khiến cam kết bảo lãnh không thực hiện đƣợc, thì mục đích nêu trên của BLNH không đạt đƣợc. Mặt khác, bên đƣợc bảo lãnh cũng phải đối mặt với rủi ro lừa đảo từ phía bên nhận bảo lãnh trong trƣờng hợp bên nhận bảo lãnh xuất trình bộ chứng từ giả mạo để đƣợc thanh toán bảo lãnh. Vì vậy, pháp luật về hoạt động BLNH là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, qua đó ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.
Hai là, sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động BLNH còn xuất phát từ vị trí pháp lí của các ngân hàng - chủ thể cấp dịch vụ bảo lãnh. Hoạt động BLNH mặc dù đem lại nguồn thu quan trọng cho các ngân hàng thông qua phí bảo lãnh tuy nhiên hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt đối với những khoản bảo lãnh lớn nếu không đƣợc kiểm soát tốt sẽ làm cho ngân hàng bị thua lỗ hoặc phá sản, điều này ảnh hƣởng tiêu cực đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Để hạn chế rủi ro và bảo đảm sự an toàn của hệ thống ngân hàng nên nhà nƣớc phải sử dụng pháp luật làm công cụ kích thích những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong hoạt động BLNH.
Ba là, hoạt động BLNH tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội thông qua việc thúc đẩy các giao dịch trong nền kinh tế. Mặt khác, hoạt động BLNH, đặc biệt là BLNH trong ngoại thƣơng chịu sự chi phối của các tập quán quốc tế. Do tính phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động này đối với nền kinh tế và đời sống xã hội nên nhà nƣớc không thể để nó phát triển tự phát mà đã sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lý và định hƣớng sự phát triển hoạt động này theo chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của nhà nƣớc.
Từ ba lý do nêu trên có thể thấy việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động BLNH là yêu cầu mang tính khách quan. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia vị trí của pháp luật hoạt động BLNH không giống nhau. Chẳng hạn nhƣ Singapore,
Luật bảo lãnh (Law of Guarantees) đƣợc coi là một bộ phận của Luật Thƣơng mại [118]; ở Mỹ, pháp luật về thƣ tín dụng dự phòng (standby of credit) đƣợc quy định trong Luật Thƣơng mại Mỹ [121]; ở Pháp, quy định về bảo lãnh độc lập (independent guarantee) đƣợc ghi nhận trong một số đạo luật nhƣ Luật dân sự, Luật về tài chính tiền tệ [104, 105]; ở Việt Nam, pháp luật về hoạt động BLNH đƣợc coi là một bộ phận của pháp luật ngân hàng [46]. Mặc dù vị trí của pháp luật về hoạt động BLNH trong hệ thống pháp luật của các quốc gia không giống nhau, nhƣng việc sử dụng pháp luật ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động BLNH.
Nhƣ vậy, theo nghiên cứu sinh, pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng.