Năm 2010, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động BLNH tiếp tục có nhiều sự thay đổi với việc Nhà nƣớc ban hành Luật NHNN năm 2010 (thay thế Luật NHNN năm 1997 và Luật Sửa đổi, bổ sung Luật NHNN năm 2003), Luật Các TCTD năm 2010 (thay thế Luật Các TCTD năm 1997 và Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD năm 2004). Do đó, một số quy định tại Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về Quy chế BLNH đã không còn phù hợp với các quy định có liên quan của pháp luật. Mặt khác, nội dung của văn bản này còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn trong việc điều chỉnh các giao dịch bảo lãnh trong thƣơng mại quốc tế nhƣ: việc đồng bảo lãnh của TCTD trong nƣớc với TCTD nƣớc ngoài, giao dịch bảo lãnh bằng ngoại tệ, bảo lãnh đối với ngƣời không cƣ trú....
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng và để bảo đảm phù hợp với quy định tại hai đạo luật ngân hàng mới (Luật NHNN năm 2010 và Luật các TCTD năm 2010), ngày 3/10/2012, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tƣ số 28/2012/TT- NHNN ban hành Quy định về BLNH thay thế Quyết định số 26/2006/QĐ- NHNN. Bên cạnh Thông tƣ 28/2012/TT-NHNN, một số văn bản pháp lý khác cũng quy định về hoạt động bảo lãnh nhƣ Thông tƣ số 37/2013/TT-NHNN quy định về thu hồi nợ bảo lãnh của ngƣời không cƣ trú...
Nhƣ vậy, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động BLNH từng bƣớc đƣợc hoàn thiện theo yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, khung pháp luật điều chỉnh về hoạt động BLNH bao gồm các văn bản chủ yếu sau đây:
- BLDS năm 2005;
- Luật NHNN năm 2010 và Luật các TCTD năm 2010;
- Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013;
- Thông tƣ 28/2012/TT-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành quy định về BLNH;
- Thông tƣ số 37/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc NHNN hƣớng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nƣớc ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh của ngƣời không cƣ trú;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan nhƣ: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011; Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010...
Các văn bản pháp luật này đã tạo dựng hành lang pháp lý tƣơng đối đầy đủ cho hoạt động bảo lãnh nói chung và hoạt động BLNH nói riêng. Nhiều quy định đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động kinh doanh, quyền tự chủ của TCTD cũng nhƣ các chủ thể khác trong quan hệ BLNH, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý để các TCTD thực hiện hoạt động BLNH, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, pháp luật về BLNH vẫn còn tồn tại nhiều vƣớng mắc, chƣa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế, chƣa đóng vai trò phòng ngừa rủi ro và là công cụ giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động BLNH. Thực tiễn thời gian qua đã phát sinh rất nhiều các tranh chấp trong lĩnh vực hoạt động BLNH liên quan đến việc ngƣời đại diện của TCTD phát hành BLNH không đúng thẩm quyền, làm giả chứng thƣ BLNH, bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.... Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều và có thể đƣợc đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau: do tính chất phức tạp của các quan hệ phát sinh từ giao dịch BLNH; do năng lực trình độ, đạo đức của cán bộ thực hiện hoạt động BLNH; do cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành của TCTD, do công tác kiểm tra giám sát của Nhà nƣớc cũng nhƣ nội bộ TCTD còn thiếu chặt chẽ..., nhƣng nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế, tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành về BLNH. Nội dung quy định còn chƣa rõ ràng, chƣa thể hiện đƣợc bản chất của BLNH, một số quy định chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế... làm cho việc áp dụng pháp luật còn thiếu đồng bộ và phát sinh rủi ro, tranh chấp về hoạt động BLNH.
Từ việc nghiên cứu sơ lƣợc quá trình phát triển của pháp luật về hoạt động BLNH ở Việt Nam có thể rút ra nhận định nhƣ sau: từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói
chung và hoạt động BLNH nói riêng đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Từ chỗ thiếu vắng hầu hết các quy định thì đến nay gần nhƣ đã đầy đủ các bộ phận pháp luật điều chỉnh hoạt động BLNH. Các văn bản ban hành về sau cũng ngày càng phù hợp với thực tiễn và đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, pháp luật hoạt động BLNH vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ đã nêu trên.
Thông qua việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động BLNH tại các mục tiếp theo của Chƣơng này, luận án sẽ làm rõ hơn những thành tựu và hạn chế của pháp luật hiện hành.