Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu QT04049_TranVanHuynh4B (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu luận văn

1.3.3. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu

* Biến độc lập

Các biến độc lập xây dựng cho mô hình được chia thành 02 nhóm các nhân tố thúc đẩy và duy trì, gồm các biến sau:

Biến độc lập thuộc nhóm các nhân tố thúc đẩy

- Biến Đặc điểm công việc (job) – mã hóa job - Biến Cơ hội thăng tiến (promotion) – mã hóa pro

- Biến Sự ghi nhận đóng góp cá nhân (recognize) – mã hóa recog - Biến Quan hệ công việc (relation) – mã hóa rela

Biến độc lập thuộc nhóm các nhân tố duy trì

- Biến Điều kiện làm việc (condition) – mã hóa cond - Biến Môi trường làm việc (envirnment) – mã hóa envi - Biến Chính sách tiền lương (salary) – mã hóa sal - Biến Chính sách phúc lợi (benefit) – mã hóa ben * Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc là động lực làm việc của công chức tại Sở, được đo lường thông qua các biến quan sát sau:

Bảng 1.1. Thang đo về động lực làm việc của công chức

Mã hóa Động lực làm việc Nguồn gốc

(MOTIVATION) thang đo

MOTV1 Tôi luôn nỗ lực hết sức mình để hoàn thành Herzberg (1959) công việc được giao

MOTV2 Tôi có thể duy trì nỗ lực thực hiện công việc Abby M Brooks

trong thời gian dài (2007)

MOTV3 Tôi luôn tích cực tham gia các hoạt động của Trương Minh

Sở Đức (2011)

MOTV4 Tôi luôn nỗ lực vì mục tiêu công việc và hoạt Herzberg (1959) động của Sở

MOTV5 Nỗ lực của tôi góp phần hoàn thành mục tiêu Tác giả đề xuất hoạt động của bộ phận và của Sở

Nguồn: Tác giả (2016)

Biến quan sát số 5 (MOTV5) được tác giả đề xuất đưa thêm vào làm thang đo cho biến phụ thuộc Động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định là bởi vì ở trong các cơ quan hành chính Nhà nước việc hoàn thành mục tiêu công việc thuộc cá nhân phụ trách ở trong đó cũng như hoàn thành mục tiêu của cả cơ quan là điều hết sức quan trọng. Đối với cá nhân, nó ảnh hưởng tới thành tích công việc của họ, ảnh hưởng tới khả năng được khen thưởng, ghi nhận của họ và có thể ảnh hưởng tới cả lương thưởng của họ. Đối với mảng công việc hay lĩnh vực thuộc ngành việc hoàn thành nhiệm vụ cũng giúp cho cá nhân, phòng nghiệp vụ hoặc Chi cục đạt được những thành tích trong thi đua khen thưởng hàng năm. Còn đối với cơ quan, việc hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ được UBND tỉnh giao cũng có ảnh hưởng tới kế hoạch của năm tiếp theo cũng như các nguồn ngân sách cấp cho các hoạt động của cơ

quan. Do vậy, biến MOTV5 được tác giả đề xuất thêm nhằm phù hợp với thực tế

động lực làm việc của công chức tại đơn vị nghiên cứu là Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 tác giả đã làm rõ được những nội dung sau đây:

- Phân tích những khái niệm về nhu cầu, động cơ; động lực, tạo động lực; công chức;

- Đưa ra những mô hình phát triển về động lực làm việc và nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc. Phân tích vì sao lựa chọn mô hình hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của Herzberg (1959) để làm căn cứ lý thuyết cho việc nghiên cứu của luận văn.

- Xây dựng quy trình và mô hình nghiên cứu cho luận văn dựa trên mô hình của Herzberg. Phiếu khảo để nghiên cứu thực tế vấn đề gồm những câu hỏi được nhiều công trình sử dụng trong việc đánh giá nhân tố tác động tới động lực làm việc và cả những câu hỏi mà tác giả đề xuất phù hợp với công chức tại Sở LĐTB&XH.

- Từ mô hình nghiên cứu tác giả xây dựng những giả thuyết nghiên cứu để làm căn cứ cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp ở phần sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC

LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC TẠI SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu QT04049_TranVanHuynh4B (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w