Nhân tố “Cấp trên”

Một phần của tài liệu QT07063_NguyenThiDiemMy_QTNL (Trang 101 - 102)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.2.3. Nhân tố “Cấp trên”

Để nâng cao mức độ đánh giá hài lòng cho nhân tố này, đầu tiên là lãnh đạo cần phải có năng lực chuyên môn cũng như khả năng điều hành, quản lý nhà trường. Nhân viên cấp dưới chỉ thực sự tâm phục cấp trên của mình khi cấp trên thật sự có tài năng lãnh đạo và kiến thức chuyên môn giỏi. Do đó, nhà quản lý cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao cả hai năng lực lãnh đạo và kiến thức chuyên môn. Khi cần thiết phải thể hiện cho nhân viên cấp dưới thấy được tài năng của mình.

Lãnh đạo phải luôn quan tâm tới nhân viên, động viên, chia sẻ với nhân viên. Lãnh đạo nên dành nhiều lời khen ngợi cho nhân viên hơn là chỉ biết phê phán, khiển trách. Khi nhân viên làm việc càng lâu tại nhà trường thì họ càng cần những lời khen ngợi hay động viên hơn của lãnh đạo. Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng nên tạo sự thoải mái trong công việc cho nhân viên của mình, hãy dành một chút thời gian trong ngày cùng nói chuyện vui vẻ, hài hước với nhau. Lãnh đạo phải luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên, khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến và phát huy tính sáng tạo trong công việc, sẵn sàng hỗ trợ nhân viên để họ hoàn thành công việc được giao. Lãnh đạo phải có tác phong lịch sự, hòa nhã. Điều này sẽ giúp nhân viên vượt qua những giai đoạn khó khăn và giảm bớt những căng thẳng trong công việc. Về phía lãnh đạo, cần đưa ra chế độ thưởng phạt công minh, biết cách thu phục

nhân viên, lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, biết cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột nội tại có hiệu quả. Lãnh đạo phải xem con người là yếu tố đóng vai trò quyết định sự thành công của nhà trường, biết coi trọng các giá trị của mỗi thành viên.

Về phía nhà trường nên áp dụng chính sách luân chuyển nhà quản lý trong hai hoặc ba năm để tránh sự thiên vị, thiếu công bằng trong nhà trường. Nếu nhân viên cảm nhận được rằng không còn tin tưởng vào sự công minh của cấp trên thì hiệu suất làm việc của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, chất lượng công việc kém, việc phân chia bè phái dễ xuất hiện gây mất đoàn kết nội bộ nhà trường. Nhân viên khi đó sẽ không có cơ hội để thể hiện khả năng phát huy tư duy nghề nghiệp của mình, lại vừa nặng nề, thậm chí bức xúc về tâm lý trong công việc hàng ngày. Ngoài ra, nhà trường cần xây dựng một phong cách lãnh đạo dân chủ, phải phối hợp hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, phân chia quyền lợi công bằng... Bên cạnh đó, nhà trường cần có biện pháp sử dụng hiệu quả và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu QT07063_NguyenThiDiemMy_QTNL (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w