Bản chất công việc

Một phần của tài liệu QT07063_NguyenThiDiemMy_QTNL (Trang 44 - 45)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3.6. Bản chất công việc

Bosma (2003) và Cedefop (2012) cho rằng bản chất của công việc có tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Cụ thể là công việc càng thú vị, hấp dẫn và thử thách thì sẽ càng tạo động lực để nhân viên tự tìm tòi, học hỏi, nâng cao kỹ năng kiến thức để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Kovach (1987) cho rằng một công việc thú vị là công việc thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức và tạo cơ hội để sử dụng, phát huy các kỹ năng, năng lực cá nhân. Kivimaki, Voutilainen & Koskinen(1995) đưa ra kết luận rằng động lực làm việc của nhân viên có mối liên hệ với mức độ phong phú đa dạng trong công việc. Cụ thể là các nhân viên thực hiện các công việc đa dạng sẽ có động lực làm việc cao hơn những người làm công việc lập đi lập lại.

Theo Hackman & Oldham (1976), mô hình công việc nếu thiết kế hợp lý tạo động lực ngay từ bên trong nhân viên, tạo sự thỏa mãn nói chung và tạo ra hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, công việc phải sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau, tạo được sự thú vị và thách thức, ngoài ra nhân viên cần phải có một số quyền quyết định. Một nhân viên có năng lực khi được giao những nhiệm vụ khó khăn với nhiều thử thách và trách nhiệm hơn thường nỗ lực hết mình để vượt qua và chứng tỏ bản thân.

Trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Dang (2018) cũng nêu rõ, việc xác định rõ ràng bản chất công việc cho từng cá nhân chuyên viên là việc vô cùng quan trọng, bởi khi có mục tiêu bản chất công việc rõ ràng, chuyên viên sẽ có động lực và mục đích phấn đấu, chủ động tìm cách đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, nếu mục tiêu quá cao hoặc quá thấp chỉ mang tính hình thức không thể

thực hiện được sẽ gây cho chuyên viên tâm lý chán nản và mất đi động lực làm việc. Vì vậy, cần căn cứ vào công việc của tổ chức và của đơn vị để cụ thể hóa thành công việc cho từng cá nhân. Chuyên viên chính là người hiểu được mình có khả năng thực hiện công việc đó được hay không.

Vì vậy, trong quá trình xây dựng công việc cho cấp dưới, các nhà quản lý cần phải trao đổi, tham khảo ý kiến của họ. Nhà quản lý cần thường xuyên kiểm soát quá trình thực hiện công việc trong thực thi công vụ của chuyên viên và điều chỉnh khi cần thiết, cho chuyên viên thấy ýnghĩa đóng góp của họ đối với sự phát triển của cơ quan, tổ chức.

Một phần của tài liệu QT07063_NguyenThiDiemMy_QTNL (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w