Đào tạo và thăng tiến

Một phần của tài liệu QT07063_NguyenThiDiemMy_QTNL (Trang 41 - 42)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3.3. Đào tạo và thăng tiến

Đào tạo là quá trình rèn luyện những kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể. Thăng tiến là việc di chuyển vị trí làm việc lên chức vụ cao hơn trong tổ chức.

Nghiên cứu của Vander Zanden (2003) chỉ ra rằng nhân viên được đào tạo, có cơ hội thăng tiến sẽ có động lực làm việc cao hơn so với những người khác.

Theo Trịnh Thị Thu Hương (2017), trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trở thành một số yếu tố quan trọng đối sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Bên cạnh đó, người lao động được đào tạo, có năng lực, có trình độ cao sẽ tiếp cận nhanh với sự thay đổi của môi trường, nhanh chóng xác định được mục tiêu và thực hiện công việc với hiệu quả cao hơn. Ngày nay nguồn nhân lực có trình độ cao là nhân tố tạo nên hiệu quả công việc của tổ chức. Vì vậy bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động, xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, bù đắp được những thiếu hụt về mặt kiến thức, kỹ năng của người lao động. Ngoài ra

có thể tạo điều kiện cho người lao động học tập thông qua việc hỗ trợ kinh phí, bố trí thời gian làm việc linh hoạt. Đặc biệt là phải quan tâm đến vấn đề sử dụng đào tạo để nhằm tận dụng được những kiến thức kỹ năng người lao động được đào tạo và thực hiện nhiệm vụ của mình. Mặt khác, khi được đào tạo, cá nhân sẽ cảm thấy được tổ chức quan tâm tin tưởng. Đây là một động lực để cá nhân gắn bó với tổ chức và sẵn sàng đón nhận những thử thách nghề nghiệp mới. Vì thế, tổ chức phải kết hợp tạo động lực thông qua đào tạo với các hình thức khác. Làm tốt điều đó thì mới có thể kích thích sự thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt cho người lao động.

Huỳnh Văn Dang (2018), bất cứ cá nhân nào cũng mong muốn có những bước tiến trong sự nghiệp. Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng động lực làm việc cho cá nhân chuyên viên, đồng thời là cơ sở để thu hút, giữ chân người giỏi đến và làm việc với tổ chức. Việc tạo những cơ hội thăng tiến cho chuyên viên giúp họ khẳng định và thể hiện mình, nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với tổ chức, có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn trong thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu QT07063_NguyenThiDiemMy_QTNL (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w