Tổng quan các điều kiện kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Quản-trị-Công-ty-cổ-phần-theo-mô-hình-không-có-Ban-kiểm-soát-theo-Luật-Doanh-nghiệp-năm-2014 (Trang 53 - 55)

Chí Minh có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị Công ty cổ phần

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện

tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người [6].

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là 14 triệu người[7]. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước.[8][9] Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố năm 2017 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu có nhiều chuyển biến tích cực. Giá cả hàng hoá thế giới, trong đó có giá dầu và nhiên liệu duy trì đà tăng; thu hút vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh; thị trường tài chính, tiền tệ thế giới phục hồi, ít chịu ảnh hưởng từ các biến động chính trị. Kinh tế trong nước có nhiều khởi sắc: lần đầu tiên sau nhiều năm, đã hoàn thành 13 chỉ tiêu do Quốc hội đề ra, lạm phát được kiểm soát; dự trữ ngoại hối tăng cao kỷ lục, xuất khẩu tăng mạnh (đặc biệt là mặt hàng rau củ quả); chứng khoán đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các thị trường Châu Á. Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC; khởi động cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp.

Điểm nổi bật trong kết quả điều hành kinh tế - xã hội năm 2017 của thành phố là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thủ tục

hành chính có nhiều tiến bộ; việc lặp lại trật tự đô thị được người dân ủng hộ. Trong năm, Thành phố đã đẩy mạnh việc giải ngân các công trình xây dựng cơ bản, rà soát phân bổ vốn đầu tư, tập trung ứng vốn cho dự án tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên, kịp thời ngăn chặn tình trạng sốt giá nhà đất ở các vùng ven. Đặc biệt đã tổ chức làm việc với các cơ quan trung ương về báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và được Quốc Hội thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực cho Thành phố phát triển bền vững và nhanh hơn nữa trong những năm tiếp theo.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,25% so năm trước (năm 2016 tăng 8,05%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 107,90% (năm 2016 đạt 107,33%); tổng vốn đầu tư xã hội đạt 365,71 ngàn tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 18,4%, so với GRDP bằng 34,5%; tổng thu cân đối ngân Nhà nước đạt 347.986 tỷ đồng, đạt 100,03% dự toán, tăng 13,32%; tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 67.075 tỷ đồng, đạt 94,94% dự toán, tăng 40,36% so cùng kỳ; tổng dư nợ tín dụng đến 1/12/2017 tăng 17,27% so với tháng 12/2016.

Một phần của tài liệu Quản-trị-Công-ty-cổ-phần-theo-mô-hình-không-có-Ban-kiểm-soát-theo-Luật-Doanh-nghiệp-năm-2014 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w