Dù có nhiều thách thức, nhưng nếu Dự thảo Nghị định về Ban kiểm toán nội bộ đã được xem xét thông qua, cùng với Nghị định 71/2017/NĐ-CP về quản trị công ty đã có hiệu lực, sẽ là cơ sở quan trọng khuyến khích các doanh nghiệp đại chúng tại Việt Nam triển khai mô hình quản trị công ty "kiểu mới".
Cụ thể, từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời và có hiệu lực, Việt Nam đã thừa nhận và đưa vào Luật (Điều 134) mô hình quản trị công ty một cấp, mà phần lớn các quốc gia trên thế giới đang áp dụng, đó là không có BKS. Với mô hình này, chức năng giám sát được chuyển về HĐQT, xóa bỏ BKS. HĐQT sẽ có sự tham gia của các thành viên độc lập, có uy tín và năng lực chuyên môn, đặc biệt là về kiểm soát và kiểm toán. Thông lệ tốt nhất trên thế giới về quản trị công ty được khuyến nghị là Chủ tịch HĐQT sẽ là thành viên độc lập và nắm giữ vai trò chủ nhiệm Ủy ban Kiểm toán. Ủy ban này trực thuộc HĐQT, có tính độc lập cao, quản lý trực tiếp bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty, thực hiện chức năng giám sát HĐQT và Ban Giám đốc. Khi đó, các thành viên độc lập, Ủy ban Kiểm toán và kiểm toán nội bộ có đầy
đủ quyền lực, có nguồn lực và vị thế độc lập để thực hiện tốt vai trò giám sát của mình. Tại Việt Nam, đã có Vinamilk tiên phong áp dụng mô hình này kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên 2017. Rất có thể từ mùa ĐHĐCĐ thường niên 2018, sẽ có thêm các doanh nghiệp triển khai thông lệ quản trị đang rất mới tại Việt Nam, nhưng đã phổ biến từ rất lâu trên thế giới này. Trong thơi gian tới, các quy định về pháp luật cần làm rõ một số nội dung liên quan đến kiểm toán nội bộ trong mô hình quản trị doanh nghiệp không có ban kiểm soát:
Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán nội bộ. Hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán nội bộ cần quy định một cách rõ ràng, xác định vị trí tổ chức cho bộ máy kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp. Các văn bản về kiểm toán nội bộ do Bộ Tài chính ban hành cần phải làm tăng tính hiệu lực trong thực thi. Thay vì những quy định mang tính định hướng, gợi mở hay là hành lang pháp lý chung cho loại hình kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, những quy định này cần hướng dẫn cụ thể tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp.
Hiện nay, Dự thảo Nghị định kiểm toán nội bộ đã có những quy định mới khá chặt chẽ về kiểm toán nội bộ như: Xác định rõ một số loại hình DN bắt buộc phải có kiểm toán nội bộ, trách nhiệm báo cáo của người đứng đầu bộ phận này. Tuy nhiên, vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể nhằm hướng hoạt động kiểm toán nội bộ theo một khuôn mẫu nhất định.
Hai là, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. Cần ban hành các mô hình mẫu về tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ có thể thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn về tính độc lập của bộ phận này bằng mô hình trực thuộc lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Kết luận Chƣơng 3
CTCP luôn giành sự quan tâm đặc biệt của công chúng, của xã hội và các nhà lập pháp. Bởi vậy, pháp luật về quản trị CTCP nói chung và CTCP theo mô hình không có BKS nói riêng luôn thuộc nhóm ưu tiên trong hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật về quản trị CTCP theo mô hình không có BKS ở các nước đang phát triển, các quốc gia chuyển đổi hiện nay đã cho thấy nhiều thách thức khi giải quyết mâu thuẫn: nhu cầu thích ứng với các điều kiện, trình độ phát triển của mỗi quốc gia và yêu cầu hài hòa hóa pháp luật của quốc gia với các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Chương 3 của Luận văn đã đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP theo mô hình không có BKS ở nước ta hiện nay.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ thực tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành vầ phát triển của nền kinh tế thị trường. Do đó, việc hình thành các CTCP và vấn đề quản trị CTCP cần được nghiên cứu là tất yếu đối với quá trình phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp luôn gặp những thách thức lớn đặc biệt là các quy định về pháp luật liên quan. Do vậy, nghiên cứu về quản trị CTCP nói chung và quản trị CTCP theo mô hình không có BKS nói riêng và đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản trị công ty có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quản trị CTCP theo mô hình không có BKS ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 có thể rút ra những kết luận sau:
Thứ nhất, ở Việt Nam do điều kiện lịch sử, xã hội tác động nên pháp luật CTCP nói chung và quản trị CTCP nói riêng mới ra đời, tuy vậy nó đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động CTCP ở Việt Nam.
Thứ hai, trong những năm gần đây, pháp luật về quản trị CTCP ở Việt Nam đã dần được hoàn thiện. Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời đã hạn chế được rất nhiều vấn đề bất cập của Luật Doanh nghiệp năm 2005, tuy nhiên để phù hợp với sự phát triển đa dạng của CTCP, phù hợp với nhiều quan điểm pháp luật tiến bộ trên thế giới, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, đồng bộ hóa các văn bản hướng dẫn thi hành và luật chuyên ngành để nâng cao hiệu quả áp dụng.
Thứ ba, từ việc phân tích, đánh giá những vấn đề pháp lý về quản trị CTCP theo mô hình không có BKS ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng trong tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, dựa trên những đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường, định hướng xã
hội chủ nghĩa, tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị CTCP, đặc biệt đưa ra góp ý cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp năm 2014 và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp.