Khả năng duy trì của phòng TT-GDSK huyện Bình Lục

Một phần của tài liệu TVLA TRANTHINGA (Trang 129 - 130)

Phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe là phòng chức năng của TTYT huyện Bình Lục và vẫn được duy trì về tổ chức, cơ sở vật chất, hoạt động vào năm 2017. Để có thể đảm nhận các chức năng nhiệm vụ của phòng TT-GDSK và tổ chức thực hiện, quản lý tốt các hoạt động TT-GDSK trên địa bàn huyện, phòng TT-GDSK cần thiết được bổ sung đủ các điều kiện tối thiểu về nguồn lực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng TT-GDSK tại thời điểm năm 2014 và 2016 không được bổ sung thêm so với thời điểm kết thúc can thiệp. Một số trang thiết bị đã bị hỏng và không được bổ sung như tủ đựng tài liệu, máy ảnh, loa, máy chiếu đa năng (bảng 3.19, 3.20).

Thực hiện hoạt động TT-GDSK cần nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất. Nguồn nhân lực quyết định đến toàn bộ số lượng cũng như chất lượng các hoạt động. Trước hết cần có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và được đào tạo kiến thức, kỹ năng về TT-GDSK.

Nhân lực phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2014 vấn duy trì được 4 cán bộ như khi thành lập phòng TT-GDSK năm 2009. Đến năm 2016 phòng TT-GDSK còn 2 cán bộ do 1 cán bộ nghỉ hưu và 1 cán bộ chuyển công tác. Để đảm bảo số lượng cán bộ thực hiện công tác TT-GDSK trung tâm y tế huyện đã cử cán bộ tại các khoa/phòng khác tham gia kiêm nhiệm là rất cần thiết. Đồng thời để công tác TT-GDSK đạt hiệu quả cao cần huy động cộng đồng tham gia, bởi vì mục đích cuối cùng của công tác TT-GDSK nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của người dân. Một nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng được thực hiện tại Sóc Sơn, Hà nội: mô hình này ngoài sự tham gia của cán bộ y tế còn huy động sự tham gia của các tình nguyện viên, các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, lãnh đạo xã và hội phụ nữ. Sau 12 tháng thực hiện mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng: tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi được tiếp nhận thông tin từ cán bộ tăng lên, tỷ lệ bà mẹ được cộng tác viên dinh dưỡng hướng dẫn cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đúng tăng lên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với trước can thiệp. Như vậy mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng đã mang liệu hiệu quả tại huyện Sóc Sơn và cần thiết được nhân rộng để các bà mẹ có con dưới 5 tuổi có thể tiếp cận được [121].

Một phần của tài liệu TVLA TRANTHINGA (Trang 129 - 130)