Thông tin chung

Một phần của tài liệu TVLA TRANTHINGA (Trang 45 - 46)

Huyện Bình Lục nằm ở phía đông của tỉnh Hà Nam, giáp với tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định 15 km theo trục quốc lộ 21A. Bình Lục có diện tích 155 km2, dân số của huyện tính đến cuộc tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009 là 152.800 người. Huyện Bình Lục gồm 20 xã và 01 thị trấn. Trung bình mỗi xã có 1.918 hộ gia đình, số hộ nghèo tính trung bình là 160 hộ/xã. Ngày 23/7/2013, một phần diện tích và dân số của huyện Bình Lục gồm 1.236,54 ha diện tích tự nhiên và 12.868 người (các xã Đinh Xá, Trịnh Xá) được điều chỉnh về thành phố Phủ Lý, huyện Bình Lục còn lại 1 thị trấn và 18 xã. Nghề nghiệp chính của người dân là nông nghiệp (69,1%), ngoài ra người dân có nghề phụ là thêu, ren, làm bánh tráng... Khoảng cách trung bình từ các xã tới trung tâm huyện là 7,6 km, tới trung tâm của tỉnh là 17,1 km.

Công tác y tế đã được sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp có hiệu quả của các ban, ngành trong toàn tỉnh. Tuy vậy công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong những năm vừa qua vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần phải tiếp tục quan tâm giải quyết như: cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tại các cơ sở y tế đa phần đã xuống cấp, còn thiếu và lạc hậu, nhất là các đơn vị mới thành lập, trạm y tế một số xã khó khăn. Một số địa phương cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm chỉ đạo công tác y tế, hiệu quả các hoạt động còn thấp. Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ còn hạn chế. Kinh phí đầu tư cho ngành Y tế còn hạn hẹp, nhất là nguồn kinh phí sự nghiệp, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ, đào tạo, thu hút cán bộ y tế có trình độ cao chưa phù hợp, chưa phát huy được hiệu quả. Công tác xã hội hoá y tế chưa đồng đều, hiệu quả còn thấp ở một số lĩnh vực. Năng lực quản lý, điều hành tại một số đơn vị còn hạn chế,

hiệu quả, chất lượng hoạt động chưa cao. Hoạt động TT-GDSK tuy đã có những chuyển biến nhất định, nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân [85].

Một phần của tài liệu TVLA TRANTHINGA (Trang 45 - 46)