Kết quả đạt được sau khi có Phòng TT-GDSK tại huyện

Một phần của tài liệu TVLA TRANTHINGA (Trang 125 - 126)

Tại TTYT huyện, thông qua hoạt động xây dựng phòng TT-GDSK các cán bộ Phòng TT-GDSK và cán bộ liên quan đã nâng cao được cả kiến thức, kỹ năng về TT-GDSK. Đặc biệt họ đã hình dung được nhiệm vụ của phòng TT-GDSK và nhận thức vai trò đầu mối trong chỉ đạo các hoạt động TT- GDSK trong huyện của phòng TT-GDSK. Hoạt động quản lý bao gồm lập kế hoạch theo dõi/giám sát và đánh giá TT-GDSK là một trong các điểm yếu nói chung của các phòng TT-GDSK như kết quả điều tra thực trạng của chúng tôi đã chỉ ra. Khắc phục điểm yếu này ngay từ khi đi vào hoạt động phòng TT- GDSK đã chú ý đến xây dựng kế hoạch, theo dõi/giám sát và đánh giá. Thực hiện các hoạt động này đã thực sự góp phần làm cho cán bộ phòng TT-GDSK nâng cao năng lực và gắn kết hơn với thực tế để chỉ đạo các hoạt động TT- GDSK ở tuyến xã. Bước đầu các hoạt động này đã đi vào nề nếp và đã có tác động đến các hoạt động tương tự ở tuyến xã.

Khi so sánh một số hoạt động TT-GDSK tại thời điểm chưa có phòng TT-GDSK và sau khi có phòng TT-GDSK tại các xã mà trưởng TYT đã nêu ra, có thể nhận thấy các hoạt động TT-GDSK ở các xã sau khi thành lập phòng TT-GDSK đã có các bước phát triển tốt hơn so với trước (kết quả các bảng 3.8 - 3.14). Những thay đổi chính trong hoạt động TT-GDSK mà các trưởng TYT xã nêu ra là: Số cán bộ TYT xã được đào tạo về kiến thức kỹ năng TT-GDSK đã tăng lên 2 lần so với trước khi thành lập phòng TT-GDSK, số cán bộ đánh giá kỹ năng TT-GDSK của cán bộ ở mức độ khá thời điểm sau thành lập phòng TT-GDSK cũng tăng lên hơn 2 lần so với trước. Đây là một kết quả đáng mừng vì có thể nói với hoạt động TT-GDSK thì cán bộ được đào tạo và có kỹ năng TT-GDSK là điều kiện cần thiết nhất để thực hiện tốt các hoạt động TT-GDSK. Các hoạt động TT-GDSK cả trực tiếp và gián tiếp được thực hiện sau khi có phòng TT-GDSK đều tăng hơn so với trước và ở mức khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng

tôi cũng rất phù hợp với các nhận định của cán bộ y tế huyện và xã trong thảo luận nhóm là khi được đào tạo về kiến thức và kỹ năng sẽ làm cho cán bộ quan tâm đến thực hiện TT-GDSK.

Những hoạt động của phòng TT-GDSK huyện như theo dõi/giám sát, đánh giá cũng đã có tác động đến các TYT xã. Số TYT xã được theo dõi/giám sát cũng như thực hiện theo dõi giám sát, đánh giá đã tăng lên với sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh tại hai thời điểm trước và sau khi thành lập phòng TT- GDSK. Các hoạt động quản lý này được duy trì và phát triển chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt đến chất lượng các hoạt động TT-GDSK và qua đó góp phần đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế xã/thôn. Riêng về các phương tiện trang thiết bị trước và sau khi thành lập phòng TT-GDSK hầu như không có khác biệt, trừ góc truyền thông ở các TYT xã có tốt hơn sau khi thành lập phòng TT-GDSK (bảng 3.14). Kết quả này cũng phản ánh một thực tế là các xã rất khó khăn trong việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động TT-GDSK, đây là vấn đề cần được sự quan tâm hỗ trợ của tuyến trên.

Một phần của tài liệu TVLA TRANTHINGA (Trang 125 - 126)