5. Kết cấu đềtài
1.1.4.4. Chính sách hỗtrợbán hàng
Là một chính sách quan trọng và có hiệu quảtrong hoạt động marketing, hỗtrợ và tăng cường cho các chính sách vềsản phẩm, giá cảvà phân phối. Chính sách này giúp cho hàng hoá bán được nhiều hơn, nhanh hơnđồng thời củng cốvịtrí của doanh nghiệp. Các hoạt động trong chính sách này đòi hỏi vừa khoa học vừa nghệthuật, cần có sựsáng tạo, linh hoạt trong quá trình thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu vạch ra với chi phí thấp nhất.
Hoạt động xúc tiến sản phẩm được thực hiện thông qua các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tiếp, khuyến mãi, quan hệcông chúng, hội chợ, triển lãm… Thông qua hoạt động xúc tiến, sản phẩm sẽ được nhận biết rộng hơn, thông tin vềsản phẩm rõ ràng, chi tiết hơn, kích thích nhu cầu của khách hàng….
1.1.5.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Sau mỗi chu kỳkinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá lại hiệu quả tiêu thụsản phẩm để đánh giá những ưu nhược điểm và tìm ra nguyên nhân của thất
bại, từ đó đềxuất những giải pháp đểkhắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá tình hình tiêu thụsản phẩm có thểsửdụng thước đo hiện vật (tấn, cái, mét…) hoặc thước đo giá trị.
- Thước đo hiện vật: nhằm so sánh biến động khối lượng tiêu thụtừng sản phẩm hàng hóa giữa các kỳphân tích. Khối lượng tiêu thụlà lượng sản phẩm tiêu thụtheo loại sản phẩm, khu vực, kênh phân phối…
- Thước đo giá trị: nhằm đánh giá kết quảtiêu thụcủa tất cảcác sản phẩm hàng hóa giữa các kỳphân tích. Doanh sốtiêu thụsản phẩm là chỉtiêu đánh giá kết quảhoạt động tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp theo loại sản phẩm, khu vực, theo các kênh phân phối…
1.1.6.Lý thuyết về siêu thị
Khái ni ệm
Theo Philips Kotler (2006), siêu thị là"cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãnđầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa".
Theo nhà kinh tếMarc Benoun của Pháp, siêu thị là"cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m2 đến 2500m2 chủ yếu bán hàng thực phẩm".
Theo Từ điển kinh tế thị trường, siêu thị“là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đápứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác".
Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004:
“Siêu thịlà loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp
ứng các tiêu chuẩn vềdiện tích kinh doanh, trang bịkỹthuật và trìnhđộquản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụvăn minh, thuận tiện nhằm thoảmãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.
Theo quy định của Bộ Công Thương Việt Nam, siêu thị được phân làm 3 hạng:
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại siêu thị SIÊU THỊ TIÊU CHÍ HẠNG 1 HẠNG 2 HẠNG 3 Siêu thị kinh doanh tổng hợp Diện tích kinh doanh ≥ 5.000 ≥ 2.000 ≥ 500 Danh mục hàng hóa (Đơn vị: tên hàng) ≥ 20.000 ≥ 10.000 ≥ 4.000 Siêu thị chuyên doanh Diện tích kinh doanh ≥ 1.000 ≥ 500 ≥ 250 Danh mục hàng hóa (Đơn vị: tên hàng) ≥ 2.000 ≥ 1.000 ≥ 500 Đ ặc trưng của siêu thị
Theo Viện nghiên cứu Thương mại Việt Nam, siêu thị có các đặc trưng sau:
Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thịthực hiện chức năng bán lẻ- bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng đểhọsửdụng, là một kênh phân phốiởmức phát triển cao, được quy hoạch và tổchức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bịvà cơ sởvật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động.
Áp dụng phương thức tựphục vụ(self-service hay libre-service): Đây là phương thức bán hàng do siêu thịsáng tạo ra, đượcứng dụng trong nhiều loại
Khóa lu ậ n t ố t nghiệ p
cửa hàng bán lẻkhác và là phương thức kinh doanh chủyếu của xã hội văn minh. Giữa phương thức tựchọn và tựphục vụcó sựphân biệt:
- Tựchọn - Tựphục vụ
- Phương thức thanh toán thuận tiện - Sáng tạo nghệthuật trưng bày hàng hoá
- Hàng hóa chủyếu là hàng tiêu dùng thường ngày
1.1.1. Tổng quan vềsản phẩm hữu cơ
Nông nghi ệp hữu cơ là gì?
Phương pháp nông nghiệp hữu cơ quốc tế quy định và thực thi trong khuôn khổ pháp luật của nhiều quốc gia, dựa phần lớn vào các tiêu chuẩn của Liên đoàn Quốc tế về phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), một tổ chức quốc tế bảo trợ cho các tổ chức nông nghiệp hữu cơ được thành lập vào năm 1972.
Nông nghiệp hữu cơ có thể được định nghĩa:
"Là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì nhiêu của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừsâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hormone tăng trưởng."
Khái ni ệm sản phẩm hữu cơ
Sản phẩm hữu cơ là tất cả các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ các nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ được canh tác, nuôi trồng theo một quy trình hữu cơ.
Các nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ được canh tác hữu cơ: Sử dụng hạt giống, con giống có nguồn gen tự nhiên, canh tác trên đất được tăng độ phì nhiêu bằng các biện pháp như luân canh giống cây trồng, trồng các nhóm cây có tác dụng cải tạo đất, sử dụng phân bón nguồn gốc hữu cơ như phân gia súc, gia cầm, phân xanh, phân trộn, bột xương… Không sử dụng chất thải của người và phân bón tổng hợp sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại hoặc khuyến khích sự tồn tại của động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại nhằm loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng thuốc trừ sâu không sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, hooc môn, chất kháng sinh trong chăn nuôi, cây trồng vật nuôi biến đổi gen.
Theo Honkanen và cộng sự(2006),“thực phẩm hữu cơ được sản xuất theo tiêu chuẩn nhất định. Nguyên vật liệu và phương pháp canh tác được sửdụng trong sản xuất tăng cường cân bằng sinh thái của tựnhiên”.
Theo tổchức Y tếthếgiới WHO (2007),“thực phẩm hữu cơ là các sản phẩm được sản xuất dựa trên hệthống canh tác hoặc chăn nuôi tựnhiên, không sửdụng phân bón và thuốc trừsâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản, kháng sinh tăng trưởng… Đểthực vật, rau quảtăng trưởng, người ta dùng phân bón làm từchất phếthải của động vật, thực vật thối rữa hoặc khoáng chất thiên nhiên”.
Theo BộNông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2006), “thực phẩm hữu cơ là các sản phẩm không sửdụng hóa chất, thuốc bảo vệthực vật, hormon tăng trưởng và không sửdụng giống biến đổi gen. Nguồn nước được sửdụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bịô nhiễm. Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các khu công nghiệp, đô thịvà các trục đường giao thông chính. Túi và các vật đựng đểvận chuyển và cất giữsản phẩm hữu cơ đều được làm mới hoặc được làm sạch. Không sửdụng các túi và vật đựng các chất cấm trong canh tác hữu cơ”.
Đ ặc điểm sản phẩm hữu cơ
- Những khác biệt giữa canh tác thường và canh tác hữu cơ:
Bảng 1.2: Những khác biệt giữa canh tác thường và canh tác hữu cơ
CANH TÁC THÔNG THƯỜNG CANH TÁC HỮU CƠ
Dùng phân bón hóa học Dùng phân bón tự nhiên
Dùng thuốc bảo vệ thực vật Dùng thiên địch như chim, côn trùng Dùng thuốc diệt cỏ để quản lý hạt Sàng, quạt, lựa bằng tay hạt giống
Cho động vật dùng thuốc kháng sinh, hóc môn tăng trưởng, cho thuốc hóa chất khi cần chữa bệnh
Nuôi trồng bằng thực phẩm hữu cơ, nuôi “ngoài vườn” phòng bệnh
bằng phương tiện tự nhiên
Theo tài liệu của trang Saffronrouge.com, được trang Organics.vn dịch ra tiếng Việt,“nếu một sản phẩm có một trong những chứng nhận hữu cơ(Certified organic)
thìđược coi là sản phẩm hữu cơ.Các sản phẩm tuyên bốlà hữu cơ mà không có logo chứng nhận hữu cơtrên sản phẩm thì khôngđược coi là sản phẩm hữu cơtrừkhi mọi thành phần trong sản phẩm được làm từcác thành phần chứng nhận hữu cơ”.
Có rất nhiều tổ chức cung cấp chứng nhận hữu cơ được công nhận ở quy mô quốc tế. Tại mỗi nước cũng có những chứng nhận ở quy mô nội địa, đây là một số tổ chức chứng nhận thực phẩm hữu cơ“Organic” có trên 95% hữu cơ:
Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ,Ủy ban Hữu cơ Quốc gia
- United States Department of Agriculture (USDA) của Mỹ ban hành năm 200
5: chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất bởi vìđây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết thành phần hóa học khi chế biến.
Cây trồng hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.
Chăn nuôi hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các nhà sản xuất đápứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn động vật, không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng cácđộng vật bên ngoài tới gần.
Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ.
Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ đạt chất lượng Châu Âu:theo Quy định số834/2007 của EU vềquy trình sản xuất, chếbiến và kiểm soát, dán nhãn hữu cơ, ta có:
Dán nhãn chứng nhận hữu cơ Châu Âu của EUđảm bảo cho người tiêu dùng về: quá trình sản xuất phải tôn trọng tự nhiên và sản phẩm được sản xuất bền vững.
- Người sản xuất sản phẩm hữu cơ được kiểm tra bởi các tổ chức kiểm soát 1 lần/năm nhằm đảm bảo chấp hành các quy định về hữu cơ, quy định bảo vệsức khỏe và bảo vệ người tiêu dùng.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Thị Thùy
-Động vật được chăm thả tự do và được đối xử theo các điều điện chăm sóc động vật.
- Không có sản phẩm biến đổi gen trong nông nghiệp hữu cơ.
- Giới hạn khắt khe về việc sử dụng hóa chất trừ sâu, phân bón và chất kháng sinh đối với thực vật.
- Giới hạn khắt khe về việc sử dụng chất phụ gia thực phẩm, các chất hỗ trợ chế biến và các chất khác trong nông nghiệp hữu cơ.
- Hầu hết các chất được sử dụng trong sản xuất tại nông trại đều bắt nguồn tại chỗ và sử dụng nguồn lực và kiến thức bản địa.
- Các sản phẩm hữu cơ được mua tại các kênh phân phối sản phẩm hữu cơ được đảm bảo tuân theo các quy định khắt khe về bảo vệ môi trường và chăm sóc động vật.
Lợi ích khi sử dụng thực phẩm hữu cơ
-Thực phẩm hữu cơ tốt hơn cho sức khỏe:
Một nghiên cứu về trái cây và rau quả hữu cơ ở trường Đại Học Newcastle vào năm 2014 kết luận trong thực phẩm hữu cơ hàm lượng của chất chống oxy hóa, chất ngăn ngừa ung thư và bệnh tim cũng như tăng sức đề kháng, cao hơn trái cây và rau quả thông thường từ 19% tới 69%.
Vào năm 2016, một nghiên cứu khác của châu Âu cho thấy những sản phẩm từ sữa hữu cơ chứa hàm lượng chất béo Omega-3 cao hơn, trong một vài thực phẩm có thể lên tới 50%. Điều này cũng không có gìđáng ngạc nhiên, vì những động vật nuôi trồng bằng phương thức hữu cơ thường đi nhiều hơn, nên có ít mỡ hơn.
-Thực phẩm hữu cơ có vịngon hơn:
Vì sản phẩm hữu cơ không được bảo vệ bởi thuốc trừ sâu, trái cây và rau củ hữu cơ phải tự bảo vệ khỏi bị côn trùng tấn công. Chúng làm điều này bằng cách tăng cường trao đổiđể sản xuất ra những chất bảo vệ hóa học, sau đó trực tiếp chuyển biến sang hương vị và mùi hương. Về cơ bản, thực vật hữu cơ bị tấn công bởi côn trùng có thể tích trữ hàm lượng hóa chất hương vị cao hơn, cũng như các phân tử bảo vệ khác, bao gồm cả chất chống oxy hóa.
Thành phẩm hữu cơ thường tươi mới và mang tính chất địa phương hơn, sẽ góp phần gia tăng hương vị hơn.
-Thực phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường hơn:
Có rất nhiều lợi ích tích cực khi nói đến hình thức canh tác hữu cơ. Một trong số đó bao gồm: tính bền vững lâu dài, đất lành mạnh hơn, nguồn nước, không khí và biến đổi khí hậu, sự đa dạng sinh học…
-Thực phẩm hữu cơ thân thiện với động vật hơn:
Phúc lợi động vật được cải thiện với hình thức canh tác hữu cơ là nhờ vào sự gia tăng trong chăn nuôi tự do, nuôi trồng theo phương thức đồng cỏ và bởi vì nông dân hữu cơ cam kết là một hình thức canh tác thân thiện hơn với động vật. Tất cả các động vật trong hệ thống hữu cơ phải sống trọng điều kiện tự nhiên nhất.
1.1.2. Mô hìnhđánh giá của khách hàng cá nhân đối với chính sách tiêu thụsản phẩm Co.op Organic tại công ty TNHH MTV Co.opmart Huế
1.1.2.1. Một sốnghiên cứu liên quan
Hoạt động tiêu thụsản phẩm rất quan trọng trong kinh doanh, nó quyết định đến sựtồn tại cũng như vịthếcủa doanh nghiệp trên thịtrường. Chính vì lẽ đó, có rất nhiều nghiên cứu vềvấn đềtiêu thụnhằm đưa ra những giải pháp đểkinh doanh hiệu quảhơn. Trong nước, có một sốnghiên cứu liên quan, cần thiết đểxây dựng mô hình nghiên cứu cho đềtài như:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Văn Vĩnh, trườngĐại học kinh tế–Đại học Huế(năm 2011) về đềtài “Tăng cường khảnăng tiêu thụsản phẩm gạch Tuynel của công ty TNHH Coxano - Trường Sơn” đãđánh giá được hoạt động tiêu thụcủa doanh nghiệp một cách khá toàn diện đồng thời đưa ra giải pháp thiết thực.
Khóa luận tốt nghiệp của Lê ThịPhương Thảo, trường Đại học Kinh tếHuế- Đại học Huế(2010 - 2014) vớiđềtài “Phân tích và đánh giá chính sách tiêu thụsản phẩm tôn lạnh tại công ty TNHH tôn Bảo Khánh”.
1.1.2.2. Mô hình nghiên cứu
Mô hình h ọc thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý (TRA) được xây dựng từnăm 1967 và được hiệu chỉnh mởrộng theo thời gian từ đầu những năm 70 bởi Ajzen và Fishbein (1980).
Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tốdự đoán tốt nhất vềhành vi tiêu dùng. Đểquan tâm hơn vềcác yếu tốgóp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tốlà thái độvà chuẩn chủquan của khách hàng.
Trong mô hình TRA, tháiđộ được đo lường bằng nhận thức vềcác thuộc tính của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽchú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độquan trọng khác nhau. Nếu biết trọng sốcủa các thuộc tính đó thì có thểdự đoán gần kết quảlựa chọn của người tiêu dùng.
Yếu tốchuẩn chủquan có thể được đo lường thông qua những người có liên quanđến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…), những người này thích hay không thích họmua. Mức độtác động của yếu tốchuẩn chủquan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụthuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người cóảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những người có liên quan là hai yếu tốcơ bản để đánh giá chuẩn chủquan. Mức độthân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng thì sự ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ. Niềm tin của người tiêu dùng vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họcũng bị ảnh hưởng càng lớn. Ý định mua của người tiêu dùng sẽbịtác động bởi những người này với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.
Trong mô hình thuyết hành động hợp lý thì niềm tin của mỗi cá nhân người tiêu