Chiến lược về giá (PRICE)

Một phần của tài liệu Vu-Quoc-Anh-QT2001N (Trang 91 - 92)

- Các yếu tố bên ngoà

b. Nhược điểm

3.2.2 Chiến lược về giá (PRICE)

a. Chiến lược định giá cao: Định giá cao hơn hẳn mức giá phổ thông của

thị trường (hoặc dẫn đầu giá toàn ngành), phục vụ trong phân khúc khách hàng cao cấp. Doanh nghiệp tập trung đầu tư cho một sản phẩm chất lượng cao hoặc độc nhất trên thị trường. Ngoài yếu tố sản phẩm, các yếu tố khác trong Marketing như truyền thông, trưng bày, vị trí cửa hàng hoặc trung tâm,… cũng phải thể hiện được yếu tố cao cấp, nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng.

Hiện nay công ty đang phân loại dầu thành 3 cấp độ: cao cấp, trung cấp và thấp cấp. Chiến lược này sẽ đẩy mạnh vào thị trường cao cấp với những sản phẩm là: Simply, Leptune, Sim gạo. Với sự lâu đời và giá trị cốt lõi là an toàn sức khỏe, sức tiêu thụ chính của thị trường thì cũng là phân khúc này. Chúng ta có thể đẩy thêm 10% giá vào sản phẩm để tạo sự chọn lựa cho khách hàng, 10% của 25.000đ đối với người tiêu dùng nhưng 10% của 10 tấn dầu (25.000.000đ) nó là 1 con số không nhỏ( trong khi hiện nay công ty tiêu thụ dầu cao cấp vào khoảng 40% của 60 tấn dầu = 24 tấn dầu). Điều này vừa giúp cho khách hàng thấy được chất lượng của sản phẩm, sự cải tiến của sản phẩm giờ đã được biểu hiện bằng giá trị của nó, bên cạnh đó mang lại một nguồn lợi khá tốt; nhưng cũng cần cẩn trong với chiến lược này vì nó đánh thẳng vào ví khách hàng, nếu chẳng có gì nếu khách hàng từ tối mua hàng của mình (30%) và chạy sang mua hàng của đối thủ (30%).

b. Chiết khấu: Giảm giá cho người mua sản phẩm khi đạt yêu cầu của nhà

sản xuất như mua với số lượng lớn, khi họ thanh toán nhanh, đổi hàng cũ mua hàng mới,… nhằm thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn trong một lần, thanh toán ngay giúp giảm bớt chi phí thu hồi tiền, giải phóng hàng chậm luân chuyển.

Sẽ có mức số lượng cho khách hàng tiêu dùng và khách hàng đại lý. Khi có những đại lý nhập 1 tấn dầu/tháng sẽ có chương trình hỗ trợ giá và tăng 3-5% chiết khấu cho khách hàng đó. Bên cạnh đó nếu khách hàng tiêu dùng mua 2 lần trở lên với số lượng lớn (50lit/1 tháng), cửa hàng sẽ chiết khấu để vừa lợi nhuận cho cửa hàng và xin lại thông tin báo với công ty. Trường hợp này công ty sẽ trực tiếp cử nhân viên đến làm việc và có thể hỗ trở nhập hàng và chiết khấu cao cho khách hàng tiêu dùng này. Thường thì lượng khách hàng như này sẽ khá là hiếm vì nếu như họ là những công ty có lượng nhân viên lớn mới thành lập, chủ đám cưới đám hỏi,… thì họ sẽ lên phương án trước để giảm thiểu chi phí cho họ; nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan vì đây là lượng khách hàng tiềm năng mà hiện nay ít công ty hướng tới.

c. Chiến thuật giá tâm lý: Tạo cảm giác “ảo” về giá làm cho khách hàng

thấy “giá có vẻ mềm hơn” so với thực tế bằng cách điều chỉnh các con số, từ đó làm tăng nhu cầu mua.

Sự khác nhau giữa 1 chai dầu 1lit = 25.000đ và 1 can dầu ăn 5lit = 110.000đ, 2 chai dầu ăn 2lit = 47.000đ và 1 can dầu ăn 5lit = 110.000đ. Khi đưa ra nhưng mức giá như này, khách hàng sẽ có sự chọn lựa chứ không đơn thuần là mua đơn giản, đôi khi những sự thay đổi nhỏ bé này có thể làm khách hàng ưu tiên những sản phẩm mang lại lợi nhuận luôn cho ví tiền của họ.

Một phần của tài liệu Vu-Quoc-Anh-QT2001N (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w