KIẾN THỨC CƠ BẢN (theo nội dung kiến thức SGK) tham khảo thêm:

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 (Trang 68 - 73)

1. Nắm được cấu tạo - chức năng của cơ quan sinh dục nam - nữ.

a. Cơ quan sinh dục nam:

* Cơ quan sinh dục nam gồm 2 tuyến sinh dục, đường sinh dục và tuyến hỗ trợ sinh dục.

* Tuyến sinh dục:

+ Đôi tinh hoàn vừa có chức năng sản xuất tinh trùng vừa có chức năng ngoại tiết vừa tiết hooc môn sinh dục nam là testôstêrôn.

+Tinh trùng tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử.

+ Có khả năng gây ra những biến đổi ở tuổi dậy thì và làm xuất hiện các dấu hiệu sinh dục phụ ở nam.

+ Trên mỗi tinh hoàn có mào tinh hoàn làm nhiệm vụ nhận tinh do tinh hoàn sản xuất ra.

* Đường sinh dục: * Gồm:

- Ống dẫn tinh chuyển tinh trùng từ mào tinh đến dự trữ ở túi tinh. - Túi tinh: làm nhiệm vụ dự trữ tinh trùng và chất dinh dưỡng.

- Ống đái: dẫn tinh trùng từ túi tinh ra ngoài khi phóng tinh và dẫn nước tiểu ra ngoài

* Các tuyến hỗ trợ sinh dục:

- Tuyến tuyền liệt: tiết dịch hoà trộn với tinh trùng để tạo thành tinh dịch.

- Tuyến hành (tuyến Côpơ): tiết dịch nhờn bôi trơn và làm giảm ma sát khi giao hợp và dọn đường cho tinh trùng đến gặp trứng.

b. Cơ quan sinh dục nữ: Gồm * Tuyến sinh dục:

- Là đôi buống trứng có chức năng: vừa sản xuất trứng (chức năng ngoại tiết) vừa sản xuất tiết hooc môn sinh dục ơstrôgen.

- Trứng có thể tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử.

Có thể gây ra những biến đổi ở tuổi dậy thì và làm xuất hiện dấu hiệu sinh dục phụ.

* Dường sinh dục:

- Ống dẫn trứng: dẫn trứng đã chín vào tử cung.

- Tử cung (dạ con): là nơi để trứng đã thụ tinh làm tổ để phát triển thành thai. - Âm đạo: là nơi nhận tinh dịch trong đó có tinh trùng.

* Tuyến hỗ trợ sinh dục: Tuyến tiền đình nằm ở hai bên âm đạo gần cửa mình tiết dịch nhờn.

2. So sánh 2 tuyến sinh dục nam và nữ về cấu tạo, hoạt động và chức năng ?

a. Giống nhau:

* Về cấu tạo và hoạt động - Đều là tuyến sinh dục. - Đều là tuyến đôi.

- Đều hoạt động từ khi giai đoạn dậy thì của cơ thể và ngừng hoạt động khi đã già. - Hoạt động đều chịu ảnh hưởng của hooc môn FSH và LH do tuyến yên tiết ra. *Về chức năng:

- Đều là tuyến pha vừa có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng nội tiết. + Chức năng ngoại tiết là sản xuất giao tử.

+ Chức năng nội tiết là tiết hooc môn sinh dục. b. Khác nhau:

Điểm phân biệt Tuyến sinh dục nam Tuyến sinh dục nữ Cấu tạo Là đôi tinh hoàn nằm bên ngoài

cơ thể

Là đôi buồng trứng nằm trong khoang cơ thể

Hoạt động Hoạt động muộn hơn từ khoảng 15 - 16 tuổi

Hoạt động sớm hơn từ khảon 10 -11 tuổi

Chức năng -Tiết hooc môn sinh dục testôstêrôn - chức năng nội tiết -Sản xuất tinh trùng - chức năng ngoại tiết

- Tiết hooc môn sinh dục - chức năng nội tiết ơstrôgen -chức năng nội tiết

- Sản xuất trứng - chức năng ngoại tiết

3. So sánh trứng và tinh trùng

a. Giống nhau:

- Đều được sản xuất từ tuyến sinh dục ở giai đoạn tuổi dậy thì, tuyến ngừng hoạt động khi về già.

- Đều là các tuyến sinh dục.

- Đều có khả năng thụ tinh tạo thành hợp tử. b. Khác nhau:

Trứng Tinh trùng

Được sản xuất từ buồng trứng Sản xuất từ tinh hoàn

Không có đuôi Có đuôi

và mang gen Y

Có kích thước lớn hơn Có kích thước nhỏ hơn trứng

4. So sánh tuyến sinh dục và tuyến tuỵ.

* Giống: - Đều là những tuyến trong hệ nội tiết.

- Đều là những tuyến pha vừa hoạt động nội tiết vừa hoạt động ngoại tiết. * Khác:

Điểm phân biệt

Tuyến sinh dục Tuyến tuỵ

Chức năng ngoại tiết

- Sản xuất giao tử (đực hoặc cái)

Tiết dịch tuỵ đổ vào ruột non để biến đổi thức ăn

Chức năng nội tiết

- Tiết hooc môn sinh.d testôstêrôn ở nam hoặc ơstrôgen ở nữ

Tiết hooc môn isnulin và glucagôn phối hợp điều hoà đường huyết

Thời gian hoạt động

Muộn hơn từ khi cơ thể vào tuổi dậy thì và ngừng hoạt động khi cơ thể về già

Sớm hơn khi cơ thể mới sinh ra và hoạt động suốt đời

5. Những điều kiện cần cho sự thụ tinh, sự thụ thai? Hiện tượng kinh nguyệt là gì? Xảy ra khi nào? Do đâu? Hiện tượng kinh nguyệt là gì? Xảy ra khi nào? Do đâu?

* Sự thụ tinh: Chỉ xảy ra khi trứng gặp được tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử.

* Sự thụ thai: xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung

* Hiện tương kinh nguyệt: là do lớp niêm mạc tử cung dày xốp chứa nhiều mạch máu để đón trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh thì 14 ngày sau khi trứng rụng thể vàng bị tiêu giảm nên lớp niêm mạc sẽ bong ra ngoài cùng máu với dịch nhày.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Nêu cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam, nữ ? 2. So sánh cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam, nữ ? 3. So sánh trứng và tinh trùng ?

4. Khái niệm về sự rụng trứng và hiện tượng kinh nguyệt, mối quan hệ giữa 2 hiện tượng đó ?

5. Có những bệnh nào lây theo đường tình dục ? Nêu rõ ?

6. Nêu khái quát về tác nhân gây bệnh, đường lây của đại dịch AIDS ? Cách phòng tránh ?

8. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai ? Vì sao có thai ở tuổi vị thành niên là điều cần tránh ? Bản thân em có trách nhiệm gì về vấn đề này đối với xã hội ? 9. GV có thể cho HS tham khảo thêm các loại sách học tốt sinh 8 và nghiên cứu kỹ các câu hỏi SGK.

Ngày soạn: 06/2/2021 Ngày dạy: 09/2/2021

Tiết 43, 44, 45.

Chuyên đề 15. SINH SẢN (TT) - ÔN TẬP – KIỂM TRA 60 PHÚT

A. Mục tiêu: Yêu cầu cho HS nắm được:

1. Kiến thức:

- Nắm được một số bệnh lây theo đường sinh dục, cách phòng tránh.

- Hướng dẫn mọi người cùng thực hiện cách phòng tránh một số bệnh thông thường.

- Thông qua bài kiểm tra GV đánh giá được:

+ Kết quả học tập của HS về kiến thức trong các chuyên đề: Bài tiết, da, thần kinh, giác quan, nội tiết, sinh sản.

+ Chỉ rõ cho HS những kiến thức chưa nắm được để có biện pháp khắc phục. + Rèn luyện ý thức tự giác trung thực trong kiểm tra.

+ GV rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của HS, cách dạy của GV.

2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức giải bài tập sinh học, giải thích hiện tượng thực tế, phòng chống bệnh tật; kĩ năng trình bày bài kiểm tra.

B. Tài liệu tham khảo.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 8.

- Sinh học nâng cao THCS Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân. - Tài liệu sinh học 8 - Nguyễn Quang Vinh.

C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN. (theo nội dung kiến thức SGK) tham khảo thêm:

1. Các bệnh lây theo đường sinh dục, cách phòng tránh: (nội dung SGK)

a. Bệnh lậu, bệnh giang mai.

Tên bệnh Vi khuẩn gây bệnh và đặc điểm sống Triệu chứng bệnh Tác hại Cách lây truyền Bệnh lậu - Song cầu khuẩn - Khu cư trú trong các tế bào niêm mạc của đường sinh dục - Dễ chết ở nhiệt độ trên 400C, nơi khô ráo. Nếu bị mắc bệnh: Ở nam: đái buốt, tiểu tiện có máu lẫn mủ do viêm. Bệnh có thể tiến triển sâu vào bên trong

Ở nữ: khó phát hiện bệnh đã khá năng, ăn sâu vào ống dẫn trứng.

- Gây vô sinh do:

+ Hẹp đường dẫn tinh vì sau khi viêm để lại sẹo trên đường đi của tinh trùng.

+ Tắc ống dẫn trứng. - Có nguy cơ chữa ngoài dạ con.

- Con sinh ra có thể bị mù loà do nhiễm khuẩn khi qua âm đạo.

Qua quan hệ tình dục Bệnh giang mai - Xoắn khuẩn - Sống thuận lợi ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. - Dễ chết do các chất diệt khuẩn, nơi kho ráo và nhiệt độ cao.

- Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy (săng), sau biến mất.

- Nhiễm trùng vào máu tạo nên nhữnh chấm đỏ như phát ban nhưng không ngứa. - Bệnh nặng có thể

- Tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh.

- Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh. - Qua quan hệ tình dục là chủ yếu. - Qua truyền máu. - Qua các vết xây xát trên cơ thể - Qua nhau thai từ mẹ

săng chấn thần kinh. sang con.

b. Bệnh AIDS: thảm hoạ của loài người, cách phòng tránh. Hướng dẫn:

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w