Bài mới Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra I KIẾN THỨC CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 (Trang 34 - 36)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I.1 Khái niệm tiêu hoá - Vai trò của tiêu hoá.

- Khái niệm: là qt đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá và tiêu hoá thức ăn (biến đổi lí học, hoá học) tiết dịch tiêu hoá.

- Vai trò: Giúp biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, hấp thụ chúng qua thành ruột để cung cấp chúng cho tế bào cơ thể, sử dụng trong mọi hoạt động sống của tế bào.

I.2: Cơ quan tiêu hoá

Gồm hai phần chính:

a. Ống tiêu hoá: miệng, hầu, ….hậu môn -> vân chuyển chất dinh dưỡng và thải phân.

- Lớp ngoài cùng là mô liên kết.

- Lớp thứ hai là lớp cơ giữa gồm có cơ vòng trong, cơ dọc ngoài. Ở dạ dày còn có lớp cơ chéo.

- Lớp thứ 3 là lớp màng nhầy gồm các tuyến tiết chất nhầy và các tuyến tiết dịch tiêu hoá.

b. Tuyến tiêu hoá: tuyến gan, tuyến nước bọt, tuyến ruột, tuyến tuỵ -> tiết dịch tiêu hoá giúp quá trình tiêu hoá thức ăn.

I.3: Chức năng chung: Biến đổi thức ăn thành sản phẩm cuối cùng, hấp thụ qua

thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể, làm cơ sở cho sự sống.

I.4: Hoạt động tiêu hoá

Ăn -> đẩy thức ăn -> tiêu hoá (lí, hoá học) -> hấp thụ chất dinh dưỡng thải bã. Trong đó hđ tiêu hoá và hấp thụ dd là quan trọng nhất.

+ Ăn: thức ăn vào miệng, được răng nghiền nát, …

+ Đẩy thức ăn: miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột non, … + Tiêu hoá thức ăn: - Biến đổi cơ học (miệng, dạ dày)

- Biến đổi hoá học (ở ruột non, enzim biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng).

+ Thải bã: chất xơ và dinh dưỡng thừa tới ruột già và ra ngoài.

I.5: Hấp thụ chất dinh dưỡng: 2 con đường

a. Con đường máu: gồm đường, 35 % Lipit đã được đi qua da phân giải thành axit béo, Glyxerin, axit amin, nước, muối khoáng, vitamin tan trong nước.

b. Đường bạch huyết: 70% Lipit đã được muối mật nhũ tương hoá dưới dạng giọt mỡ nhỏ và các vitamin tan trong dầu như A, D, E, …

I.6: Sự vận chuyển các chất dinh dưỡng tới tế bào.

- Tất cả các chất được hấp thụ theo đường máu sẽ được vân chuyển qua gan, để gan xử lí (khử độc) và điều hoà nồng độ các chất, sau đó vận chuyển đến tế bào. - Các chất theo đường bạch huyết sẽ được vận chuyển đến tĩnh mạch dưới đòn để hoà chung từ máu vào tim, sau đó vận chuyển đến tb.

I.7: Vai trò của gan trong quá trình tiêu hoá

- Tiết dịch mật giúp tiêu hoá Lipit và diệt khuẩn trong thức ăn. - Khử các chất đọc trong cho lọt vào máu đến tế bào.

- Điều hoà nồng độ các chất trong máu luôn ổn định.

I.8: Vai trò của ruột già

- Hấp thụ một phần lớn lượng nước trong dịch thức ăn chuyển tới ruột già.

- Hình thành nên phân và nhờ sự co bóp của các cơ hậu môn -> phân được thải ra ngoài.

I.9: Vệ sinh hệ tiêu hoá

* Muốn có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hoạt động tiêu hoá tốt cần thực hiện các biện pháp sau và tránh các tác nhân có hại:

+ Ăn uống khoa học, hợp vệ sinh, đúng cách. + Khẩu phần ăn hợp lí, chế biến hợp khẩu vị. + Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.

- Tránh tác nhân có hại:

+ Các vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh

+ Các chất độc hại có trong thức ăn, đồ uống. + Ăn uống không đúng cách và hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w